Top 10 giàu nhất Việt Nam 2021, cái tên mới nhất đại gia đất Ninh Bình

22/12/2021 11:45:26

Anh em ông Nguyễn Đức Thụy (Bầu Thụy) vẫn còn những khoản đầu tư lớn trong lĩnh vực ngân hàng trong khi gia tăng sở hữu tại công ty gia đình Thaiholdings.

Theo Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), ông Nguyễn Xuân Thủy, em trai của ông Nguyễn Đức Thụy (Phó Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank), không bán hơn 1,8 triệu cổ phiếu LPB như đã đăng ký. Nguyên nhân là do "chưa sắp xếp đủ thời gian giao dịch".

Gần đây, nhóm người liên quan ông chủ của Tập đoàn Xuân Thành Nguyễn Đức Thụy - thế lực bậc nhất Ninh Bình - có dấu hiệu rút lui khỏi LienVietPostBank.

Trước đó, người em trai khác của Bầu Thụy là ông Nguyễn Văn Thuyết đã bán xong 330.300 cổ phiếu LPB nhằm cơ cấu danh mục đầu tư. Đầu tháng 12, CTCP Thaiholdings của Bầu Thụy đã bán thành công gần 22,4 triệu cổ phiếu LPB khi mà giá trên thị trường ở mức 24.000-25.000 đồng/cp.

Trước đó, Thaiholdings nắm giữ cổ phiếu LPB tại thời điểm giá trên 28.000 đồng. Theo báo cáo tài chính quý III/2021 vừa được công bố, 22,4 triệu cổ phiếu LPB mà CTCP Thaiholdings sở hữu có giá gốc là 563 tỷ đồng.

Hồi tháng 5, giá cổ phiếu LienVietPostBank đạt đỉnh ở mức hơn 30.000 đồng/cp. Hiện, LPB có giá khoảng 21.000 đồng/cp.

Bầu Thuỵ hiện sở hữu cá nhân hơn 34,2 triệu cổ phiếu LPB, tương đương 2,85% vốn cổ phần LienVietPostBank.

Top 10 giàu nhất Việt Nam 2021, cái tên mới nhất đại gia đất Ninh Bình
Anh em Bầu Thụy chưa dứt cuộc chơi tại ngân hàng

Ông Nguyễn Đức Thụy được biết đến là doanh nhân nổi tiếng nhất Ninh Bình. Sinh năm 1976, Bầu Thụy nổi lên trong lĩnh vực bóng đá và với vai trò là ông chủ Tập đoàn Xuân Thành - với thương vụ đình đám bỏ nghìn tỷ thâu tóm Khách sạn Kim Liên.

Đại gia Ninh Bình hiện nắm giữ hơn 87,4  triệu cổ phiếu Thaiholdings (mã THD) trên sàn chứng khoán, trị giá gần 22,2 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 1 tỷ USD. Tuy nhiên, trên thực tế, tài sản của ông Thụy có thể nhiều hơn.

Cổ phiếu THD của CTCP Thaiholdings tăng giá mạnh kể từ khi lên sàn hồi giữa 2020 và hiện ở quanh ngưỡng 250 nghìn đồng/cp.

Nếu chỉ tính riêng khối tài sản quy ra từ cổ phiếu Thaiholdings, Bầu Thụy là người giàu thứ 9 trên sàn chứng khoán, chỉ sau 6 tỷ phú USD được Forbes xếp hạng là: ông Phạm Nhật Vượng, ông Trần Đình Long, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Hồ Hùng Anh (chủ tịch Techcombank), ông Nguyễn Đăng Quang (Masan) và ông Bùi Thành Nhơn, bà Phạm Thu Hương và ông Nguyễn Phát Đạt (PDR).

Thị trường chứng khoán gần đây tiếp tục ghi nhận sự sôi động chưa từng có với các phiên giao dịch quanh ngưỡng 1,5 tỷ USD. Hàng loạt cổ phiếu tăng cao.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng là động lực cho nhiều đợt thị trường chứng khoán tăng mạnh trong năm nay, nhưng gần đây chịu áp lực chốt lời. Nhiều cổ phiếu giảm giá, mất 10-20%, chủ yếu do tác động tiêu cực của đợt bùng phát dịch Covid-19. 

Trong báo cáo phân tích mới đây, Chứng khoán Maybank Kim Eng (MBKE) cho rằng dòng tiền vào cổ phiếu ngân hàng sẽ sớm hồi phục khi thị trường dần nhận ra rằng các ngân hàng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao và khả năng sinh lời mạnh mẽ.. Rủi ro nợ xấu không nghiêm trọng như những nhận định trước đó và định giá của các ngân hàng đã trở nên rẻ hơn so với các ngành khác.

Top 10 giàu nhất Việt Nam 2021, cái tên mới nhất đại gia đất Ninh Bình - 1
Chỉ số VN-Index vẫn đang ở vùng đỉnh cao lịch sử.

Chỉ số chứng khoán VN-Index ngày 22/12

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), sức cầu bắt đáy giúp đẩy giá nhiều cổ phiếu trụ cột tăng lên. Chỉ số VN-Index có lúc tăng 9 điểm lên gần ngưỡng 1.490 điểm. Tuy nhiên, áp lực bán ở nhiều mã cổ phiếu ngân hàng khiến VN-Index chốt phiên sáng chỉ còn tăng 4,89 điểm lên 1.483,63 điểm.

Cổ phiếu Vingroup tăng khá mạnh thêm 1.300 đồng lên 99.400 đồng/cp. Nhóm cổ phiếu bất động sản, bán lẻ tiếp tục tăng giá. Masan tăng 1.500 đồng lên 168.100 đồng/cp. Thế Giới Di Động tăng 1.800 đồng lên 134.800 đồng/cp. PNJ tăng 400 đồng. Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng tăng khá mạnh.

Theo BSC, ngưỡng kháng cự 1.480 vẫn là một thử thách chưa thể vượt qua. Tuy nhiên, dòng tiền vẫn ủng hộ đà tăng của thị trường, bằng chứng là khối lượng giao dịch trong ngày tăng khi VN-Index tăng.

Còn theo MBS, diễn biến của thị trường đang tích cực. Thị trường đã có phiên phục hồi nhưng vẫn duy trì xu hướng đi ngang sang phiên thứ 7 liên tiếp. Tín hiệu tích cực lúc này là diễn biến từ các thị trường thế giới đã bình ổn trở lại. Bên cạnh đó thanh khoản thị trường vẫn được duy trì ở mức cao. Dòng tiền trong phiên 21/12 bị hút mạnh vào nhóm cổ phiếu bất động sản nên có hoạt động chốt lời ở các nhóm cổ phiếu khác như chứng khoán, ngân hàng, dầu khí.

SHS cho rằng, xu hướng tăng trong ngắn hạn của VN-Index để hướng đến ngưỡng kháng cự tâm lý 1.500 điểm vẫn chưa có gì thay đổi.

Chốt phiên chiều 21/12, chỉ số VN-Index tăng 1,41 điểm lên 1.478,74 điểm. HNX-Index tăng 0,42 điểm lên 455,01 điểm. Upcom-Index tăng 0,35 điểm lên 111,37 điểm. Thanh khoản đạt 33,6 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn.

Theo V. Hà (VietNamNet)

 

Nổi bật