Từ 6h, nhiều người dân ở Hà Nội vội vã đi chợ mua các món ăn truyền thống để làm thủ tục giết sâu bọ trước khi dùng bữa sáng.
Sáng sớm hôm nay, người dân Hà Nội đổ về các khu chợ sớm hơn thường lệ để mua đồ lễ cúng cho ngày Tết Đoan Ngọ. |
Rượu nếp là thứ được mọi người chọn mua nhiều nhất, bởi quan niệm ăn rượu nếp lúc đang đói sẽ làm sâu bọ trong người say mà chết đi. |
Chị Tâm, người bán hàng ở chợ Phùng Khoang cho biết: Hôm nay tôi làm 30 cân rượu nếp, bán với giá 40.000 đồng một cân. Đến 7h, hàng của chị đã bán hết già nửa. |
Cô Minh Nguyệt, 52 tuổi đi chợ 8 -3 trong ngày Tết Đoan Ngọ. Cô cho biết phải đi chợ rất sớm vì hôm nay chợ sẽ đông và hết hàng nhanh. |
Trong các loại hoa quả thì mận là thứ đắt hàng nhất, bởi người dân quan niệm mận có vị chua, có khả năng diệt sâu bọ tốt. |
H ôm nay giá mận tam hoa đã nhỉnh hơn mọi ngày một chút, lên 40.000 đồng đồng/kg. |
Tết Đoan Ngọ cũng là dịp “chào sân” của vải đầu mùa. Vải được bán tại nhiều chợ Hà Nội với giá 35.000 đồng/kg. |
Dưa bở, dưa lê cũng được nhiều người chọn mua. |
Giá hoa cúc không có nhiều biến động trong ngày chợ Tết Đoan Ngọ, chỉ 3.000 đồng cho một bông. |
7h sáng, nhiều người đã hoàn thành công việc đi chợ cho ngày Tết Đoan Ngọ với đủ các loại thực phẩm, hoa quả cần thiết cho mâm lễ cùng gia tiên. |
Tết Đoan Ngọ (còn gọi Tết Đoan Dương, Tết sâu bọ) là ngày quan trọng trong sinh hoạt văn hóa của người Việt Nam. Một số nước châu Á khác cũng đón Tết này với những phong tục độc đáo. Tết Đoan Ngọ đóng vai trò quan trọng trong văn hóa dân gian phương Đông. Đến nay, người ta vẫn còn đưa ra nhiều cách giải thích về nguồn gốc của ngày Tết này. Với người Việt, Tết Đoan Ngọ diễn ra ngay sau vụ mùa. Đây là dịp để diệt sâu bọ có hại cho cây trồng đồng thời cầu mong tai qua, nạn khỏi, tiêu hết bệnh tật. |