"Quản" ngoại tệ như siết thị trường vàng

29/12/2015 09:14:28

Ngân hàng Nhà nước vừa “hé lộ” năm 2016 sẽ điều hành tỷ giá với điểm nhấn không đưa ra tuyên bố “cứng” về biên độ tăng mà công bố tỷ giá linh hoạt lên xuống hằng ngày theo tỷ giá trung tâm của đơn vị này tính toán. Đồng thời, tới đây để chống tình trạng găm giữ ngoại tệ, khả năng ngân hàng sẽ thu phí tiền gửi USD.

Ngân hàng Nhà nước vừa “hé lộ” năm 2016 sẽ điều hành tỷ giá với điểm nhấn không đưa ra tuyên bố “cứng” về biên độ tăng mà công bố tỷ giá linh hoạt lên xuống hằng ngày theo tỷ giá trung tâm của đơn vị này tính toán. Đồng thời, tới đây để chống tình trạng găm giữ ngoại tệ, khả năng ngân hàng sẽ thu phí tiền gửi USD.

Trả lời báo giới, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, nguyên nhân chính khiến tỷ giá biến động thời gian vừa qua vẫn là do tâm lý chi phối hành vi găm giữ. “Còn nguồn cung và cân đối ngoại tệ hiện rất tốt”, Thống đốc nói.

Cụ thể, trong hai tháng vừa qua, Việt Nam liên tục xuất siêu. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, cả ở hoạt động giải ngân. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vẫn tăng lên, dù có hiện tượng rút ra ở một số thị trường khác sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất. “Nhưng vì sao tỷ giá vẫn tăng? Vì yếu tố tâm lý tác động đến hành vi găm giữ”, Thống đốc giải thích.

Cùng đó, người đứng đầu NHNN bất ngờ công bố: Sau động thái đưa lãi suất ngoại tệ về 0%, tới đây, không loại trừ khả năng NHNN áp dụng mức lãi suất âm, nghĩa là người gửi ngoại tệ sẽ phải trả phí. Tất nhiên, nói như vậy nhưng sẽ linh hoạt trong điều hành, khi tâm lý găm giữ ngoại tệ không còn, NHNN sẽ nâng lãi suất tiền gửi ngoại tệ. Cùng đó, bước tiếp theo trong điều hành tỷ giá là sẽ có tỷ giá trung tâm của NHNN.

Một điểm căn bản nữa trong điều hành tỷ giá năm 2016 - định hướng nhất quán của NHNN là chống USD hóa, nghĩa là chuyển từ quan hệ vay và gửi ngoại tệ sang quan hệ mua - bán.

Phản ứng trước thông điệp từ Thống đốc, thị trường tỷ giá 28/12 lập tức hạ nhiệt. Hàng loạt ngân hàng đã giảm mạnh giá giao dịch USD từ 20-35 đồng. Giá bán đã chính thức rời xa mức trần quy định 22.547 đồng. Tại Vietcombank, ngân hàng đã giảm 30 đồng ở cả hai chiều mua bán so với đầu giờ sáng. Hiện, ngân hàng đang giao dịch ở mức 22.440-21.510 đồng (mua vào - bán ra). Vietinbank mua bán USD ở mức 22.435-22.505 đồng, giảm 35 đồng. Trong khi đó, BIDV cũng giảm 15 đồng mỗi chiều xuống còn 22.450 đồng giá mua vào và 22.520 đồng chiều bán ra.

Cầu tỷ giá bị thổi phồng?

Bình luận về việc NHNN có thể thu phí tiền gửi ngoại tệ, TS Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh (BID) cho rằng, đây là điều hợp lý. “Hiện, trên thế giới chỉ còn 3 nước tính cả Việt Nam là các ngân hàng nhận tiền gửi ngoại tệ. Chủ trương của NHNN thu phí tiền gửi là đúng”, TS Nghĩa nói.

Trước quan ngại động thái này sẽ gây phản ứng mạnh trong dư luận, người dân có thể không gửi USD vào ngân hàng nữa và như vậy có thể thiếu hụt nguồn thu ngoại tệ, TS Nghĩa cho rằng, điều này sẽ chỉ là phản ứng tức thời. “Năm 2016, NHNN sẽ đưa ra một cơ chế quản lý ngoại hối đặc biệt phát triển mạnh thị trường ngoại hối, chống USD hóa và đến một ngày nào đó trong tương lai gần thôi, sẽ chấm dứt cho vay ngoại tệ. Khi đó chúng ta có thị trường ngoại tệ với những ai được phép kinh doanh ngoại tệ. NHNN sẽ là người mua người bán cuối cùng, tạo tỷ giá hằng ngày”, ông Nghĩa nói.

Theo ông Nghĩa, vừa rồi họp về năm 2016, Hội đồng chính sách tiền tệ Quốc gia có kiến nghị với Ngân hàng Trung ương không có nới lỏng biên độ nữa mà sẽ điều chỉnh linh hoạt theo biên độ hằng ngày của thị trường (có thể tăng lên, giảm đi nhưng bao nhiêu là theo cung - cầu thị trường). “Làm được như vậy dễ dự đoán về tỷ giá hối đoái hơn. Ví như năm 2015, tổng ngoại tệ vào trừ đi tổng ngoại tệ ra tại Việt Nam còn dương đâu đó 3 tỷ USD, điều này chứng tỏ quan hệ cung - cầu ngoại tệ không có gì căng thẳng.  Cái chính là “cầu” bị thổi phồng bởi vấn đề tâm lý”, ông Nghĩa nói. Cụ thể hơn, ông Nghĩa đơn cử: Tôi cầm trong tay 1 hợp đồng của một công ty trị giá 11 triệu USD mà ông ấy mua bán 4 lần rồi”, ông Nghĩa nói.

Theo ông Lê Minh, Phó Tổng Giám đốc Quỹ VFM, hai rủi ro lớn nhất trong hoạt động TTCK 2016 là tỷ giá và lãi suất. “Với tỷ giá, công bố của Thống đốc về tỷ giá linh hoạt hôm qua là bước thay đổi đáng kể, giảm đi lo lắng của nhà đầu tư lớn. Lý do là các quỹ quản lý đặc biệt trái phiếu đã rút tiền hoặc chuyển đổi cơ cấu danh mục đầu tư do lo lắng NHNN phá giá VND trong tháng 1/2016. Nếu có tỷ giá điều chỉnh hằng ngày và có định hướng tương đối rõ ràng hơn để nhà đầu tư có thời gian nhất định thu xếp để không quá bất lợi. Như có quỹ liên quan là tốt nhất trên thị trường đầu tư trái phiếu thu lãi 6,8% VND nhưng trừ 5,34% thì chỉ còn 1,6% trong khi nếu họ mua trái phiếu chính phủ Mỹ lãi suất đã là 2%”, ông Lê Minh nói.

Sau động thái lãi suất USD về 0%, khảo sát trên thị trường cho thấy, trong mấy ngày đầu quyết định này có hiệu lực (sau 18/12), một lượng tiền gửi ngoại tệ lớn đã được rút ra khỏi ngân hàng.
 
>> Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Gửi ngoại tệ sẽ phải trả phí
>> Ngân hàng Nhà nước cấp bách chống găm ngoại tệ
 
Theo Khánh Huyền (Tiền Phong)

Nổi bật