Phó Tổng giám đốc EVN giải thích tại sao chi phí khác lên tới gần 10.000 tỷ trong 6 tháng đầu năm 2022?

12/06/2023 06:30:03

Theo Báo cáo Tài chính Công ty mẹ - Tập đoàn điện lực Việt Nam quý II – năm 2022, chi phí tài chính khác của Tập đoàn lên tới 9.880 tỷ đồng. Tại buổi Chuyên đề Tháng 6/2023: Giải bài toán thiếu điện: cách nào? do Hội Truyền thông Số Việt Nam tổ chức, Phó Tổng giám đốc EVN, ông Võ Quang Lâm giải thích về con số chi phí tài chính này.

Phó Tổng giám đốc EVN giải thích tại sao chi phí khác lên tới gần 10.000 tỷ trong 6 tháng đầu năm 2022?

Ông Lâm cho biết, hoạt động của EVN, đặc biệt là công tác tài chính được sự giám sát chặt chẽ của 3 cơ quan: Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công thương và Bộ Tài chính. 3 đơn vị này thương xuyên có sự giám sát đối với EVN.

Báo cáo tài chính của EVN là báo cáo hợp nhất từ các đơn vị thành viên, hiện nay EVN có khoảng 35 đơn vị thành viên trong đó có 9 tổng công ty và khoảng 26 đơn vị phụ trợ. Hàng năm, báo cáo hợp nhất này theo quy định phải được tư vấn tài chính kiểm toán độc lập rà soát và có báo cáo.

Sau khi có báo cáo từ công ty kiểm toán, EVN phải trình lên Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ công thương và Bộ tài chính để có phê duyệt.

Về chi phí tài chính tăng đột biến, ông Lâm cho biết, trong giá bán điện bình quân hàng năm được Bộ công thương, Bộ tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thì chi phí mua điện của tập đoàn chiếm vào khoảng 82% chi phí mua điện.

Tập đoàn và 3 tổng công ty phát điện nắm khoảng 38% tổng công suất phát điện nhưng mà sản lượng đóng góp của các nhà máy phụ thuộc tập đoàn bao gồm những nhà máy thủy điện đa mục tiêu cộng thêm Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân và Nhà máy Nhiệt điện Thái bình, tổng con số tập đoàn chủ động được là 14%. Còn 86% là EVN mua trên thị trường.

EVN mua điện dựa theo nhu cầu của hệ thống điện và theo giá chào của các nhà phát điện. Nhìn lại bức tranh cho nhiên liệu vừa qua, Việt Nam cơ bản có 4 loại năng lượng gồm có than, thủy điện, khí và năng lượng tái tạo.

Trong đó, năng lương tái tạo theo giá FIT, giá ưu đãi. Trong khi đó, giá than thì có sự thay đổi rõ rệt trong thời gian qua. Năm 2020, tập đoàn mua than theo giá trên thế giới vào khoảng 60 USD/tấn, năm 2021 là khoảng 137 USD/tấn, năm 2022 giá than trung bình là 384 USD/tấn. Thậm chí, vào lúc cao điểm nhất trong năm 2022, giá than rơi vào khoảng 490 USD/tấn. Trong vòng 3 năm, giá than tăng gấp 6 lần.

Chính điều này tạo ra chi phí đột biến, tạo ra sự mất cân đối giữ giá bán và giá mua. Và hiện nay, mặc dù giá than có xu hướng giảm những vẫn ở mức khá cao, nằm trong khoảng 137-384 USD/tấn (cao gấp 4 lần năm 2020).

Về giá điện, EVN có một tổ công tác liên ngành, trong đó Bộ Công thương chủ trì, ngoài ra có sự tham gia của Bộ Tài chính, mặt trận tổ quốc, văn phòng chính phủ, Ủy ban kinh tế quốc hội, Hội bảo vệ người tiêu dùng, Hội điện lực... Hàng năm, tổ công tác này sẽ đi rà soát chi phí rồi công bố giá thành của EVN.

Ngoài ra, ông Lâm cho biết thêm, từ năm 2013, Thủ tướng đã có quyết định số 63/2013/QĐ-TTg đưa ra quy định về lộ trinhg, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam.

Theo quyết định này, thị trường phát triển điện cạnh tranh ở Việt Nam được chia làm 3 giai đoạn, giai đoạn 1 là thị trường phát điện cạnh tranh, giai đoạn này đã thực hiện xong từ năm 2013 khi tập đoàn thành lập 3 tổng công ty phát điện 1, 2, 3 và kết thúc vào khoảng năm 2016-2017.

Sau đó chuyển sang giai đoạn bán buôn cạnh tranh, giai đoạn này đã kết thúc vào giai đoạn 2019-2020. Vào thời điểm đó, ngoài EVN thì có thêm 5 tổng công ty điện lực gồm có Điện lực Miền Bắc, Điện lực Miền Nam, Điện lực Miền Trung, Điện lực Thành phố Hà Nội, Điện lực Tp. HCM cũng mua điện trên thị trường cùng với EVN và bán điện lại cho người dân.

Giai đoạn cuối cùng là thị trường bán lẻ cạnh tranh, dù chưa có thị trường bán lẻ cạnh tranh nhưng chúng ta có EVN và 900 doanh nghiệp lẻ và bán với giá theo quy định của chính phủ.

Theo Minh Tiến (Nhịp sống Thị trường)