Phân khúc nhà giá rẻ “lao dốc” vì chính sách cho gói vay 30.000 tỷ kết thúc

05/04/2016 15:39:12

Trong khi thị trường bất động sản cuối năm 2015 khởi sắc thì tới quý I/2016 đang có dấu hiệu lao dốc. Nguyên nhân một phần do ảnh hưởng của chính sách gói vay 30.000 tỷ đồng và thông tư 36 sửa đổi.

Trong khi thị trường bất động sản cuối năm 2015 khởi sắc thì tới quý I/2016 đang có dấu hiệu lao dốc. Nguyên nhân một phần do ảnh hưởng của chính sách gói vay 30.000 tỷ đồng và thông tư 36 sửa đổi.

Thị trường bất động sản ảm đạm đầu năm 2016.

 
Theo báo cáo của CBRE công bố ngày 5/4, thị trường bất động sản quý I/2016 chứng kiến một sự suy giảm lớn khi so sánh cùng với cùng kỳ 2015.

Theo đó, tổng số căn hộ mới được mở bán là 4.318 trong tổng số 16 dự án, giảm 18% so với quý I/2015.

11/16 dự án thuộc phân khúc cấp trung, chiếm tới 49% tổng số lượng mở bán quý I.

Tính chung, Tổng lượng giao dịch đã giảm 5% so với cùng kỳ năm trước với 4.048 giao dịch. Trong đó, phân khúc cao cấp và trung cấp hoàn toàn chiếm ưu thế trên thị trường đóng góp lần lượt là 48 và 36% thị phần.

Thị trường mặt bằng bán lẻ và căn hộ dịch vụ cho thuê cũng èo uốt vào quý I/2016. Cả 2 thị trường trên đều không có dự án hay nguồn cung mới trong thời gian vừa qua.

Theo lý giải của bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc bộ phận nghiên cứu và tư vấn CBRE, phân khúc giá rẻ có lượng giao dịch giảm một phần bởi sự ảnh hưởng của chính sách vay 30.000 tỷ đồng sắp kết thúc.

Bên cạnh đó, việc sửa đổi Thông tư 36 về cấp tín dụng bất động sản cũng gây ra những khó khăn nhất định cho các chủ đầu tư, nhà đầu tư và người mua. Đặc biệt là khi huy động vốn hiện tại chủ yếu vẫn thông qua kênh tín dụng ngân hàng.

Thị trường bất động sản có những dấu hiệu thay đổi về chính sách cũng là động thái khiến các chủ đầu tư đang muốn chờ xem chích sách tiếp theo sẽ như thế nào để đưa ra những kế hoạch kinh doanh phù hợp.

Ngoài ra, quý I bất kỳ năm nào cũng có giai đoạn nghỉ Tết nên thông thường tăng trưởng thấp hơn với quý khác trong năm.

Theo thống kê của CBRE, lượng căn hộ bán lẻ tại Hà Nội giảm mạnh so với cùng kỳ 2015. Tuy nhiên, phải nhìn nhận 2015 là năm nguồn cung mở màn mới cao nhất trong lịch sử phát triển của thị trường, gấp khoảng 2 lần so với 2014, và nhiều lần so với 2011. Dự báo, các quý tiếp theo, thị trường bất động sản vẫn có đà tăng trưởng mạnh.

Với lĩnh vực căn hộ bán lẻ, phía Tây và Tây Nam thành phố là nơi có nguồn cung lớn nhất, chiếm 75% thị trường. Ngoài ra, đáng kể là quận Ba Đình sẽ có thêm 3 dự án thuộc phân khúc hạng sang, cung cấp 488 căn hộ.

Trong đó, thị trường biệt thự và nhà liền kề cũng có dấu hiệu tăng trưởng tốt. Các dự án lớn như Manor Central Park (Hoàng Mai) và Starlake (Tây Hồ) dự báo sẽ mang tới thị trường Hà Nội những sản phẩm mới cũng như chất lượng cao hơn.

Với thị trường văn phòng, dự báo 290.000m2 sẽ ra mắt thị trường. Theo nhận định của CBRE, năm nay được dự đoán là năm của các tòa nhà hạng A bởi không có nguồn cung nào trong năm nay.

Lượng vốn FDI vào VN vừa qua có tăng trưởng cũng do kinh tế Việt Nam có dấu hiệu ổn định. Quý I/2016, Việt Nam đã thu hút nguồn vốn FDI lên tới 4 tỷ USD, mức tăng trưởng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Lĩnh vực thu hút FDI lớn nhất là sản xuất. Bất động sản đứng vị trí thứ hai.

>> Sa lầy với vay mua nhà giá rẻ
>> Cò đất dẫn chiêu lách luật gói 30.000 tỷ
>> Khách vay gói 30.000 tỷ hoảng loạn khi biết tin dữ
>> Đóng gói vay 30.000 tỷ: Vì sao người mua nhà hốt hoảng
>> Chấm dứt giải ngân gói 30.000 tỷ đồng: Đẩy người thu nhập thấp đến tín dụng đen
>> Dừng cho vay mới với gói 30.000 tỷ từ 31/3

Theo Hồng Minh (Cafebiz.vn/Trí Thức Trẻ)

Nổi bật