Gần đây, loại táo hữu cơ của Pháp Juliet được rất nhiều bà nội trợ tìm mua. Nó được dán nhãn AB (viết tắt Agriculture Biologique – canh tác hữu cơ). Đây là loại táo được chứng nhận 100% hữu cơ và là giống táo đầu tiên trên thế giới được sản xuất độc quyền sử dụng các biện pháp trồng trọt hữu cơ.
Táo Juliet cũng như táo nhập khẩu khác, chứa nhiều chất pectin, một chất xơ hòa tan làm giảm cholesterol và chất chống oxy hóa, ngăn ngừa bệnh tim. |
Dâu tây Hàn Quốc giá 500-600 ngàn đồng/kg
Mặc dù có giá lên tới 600.000-800.000 đồng/kg nhưng loại trái cây này cũng tạo nên cơn sốt khi được nhập chính thức về Việt Nam năm nay.
Đa phần người đặt mua dâu tây Hàn Quốc đều là những người có điều kiện kinh tế khá giả bởi một kg dâu Hàn Quốc có giá đắt gấp 3 lần các loại dâu khác có bán trên thị trường Việt.
Nho mẫu đơn (nho xanh) Nhật Bản giá 1,4 triệu đồng/kg
Nếu như trước kia, nho Mỹ, nho Chile có giá 300 – 400 ngàn đồng/kg đã là sang chảnh thì hồi trung tuần tháng 10 vừa qua, thị trường trái cây cao cấp lại xuất hiện một loại nho có giá lên tới 1,3-1,4 triệu đồng/kg với tên gọi Nho mẫu đơn Nhật Bản.
Mãng cầu (na) Đài Loan 550 ngàn đồng/kg
Vào những tháng cuối năm, mãng cầu na Đài Loan là loại quả nhập khẩu mới mẻ được nhiều người tò mò mua về ăn thử. Loại quả này không được bày bán nhiều trên thị trường, số lượng hạn chế nên có giá khá đắt đỏ, từ 450.000-550.000 đồng/kg.
Cherry NewZealand giá 700 ngàn đồng – 1 triệu đồng/kg
Dưa vàng Hàn Quốc giá 300-400 nghìn/kg
Kinh nghiệm chọn hoa quả ngon và an toàn dịp Tết Do được dùng nhiều chất kích thích, bảo quản nên hầu hết trái cây Trung Quốc có kích thước đều đặn, láng bóng và giữ được rất lâu trong môi trường tự nhiên. Để ý kỹ, người tiêu dùng có thể phân biệt trái cây Trung Quốc và trái cây xuất xứ từ các nơi khác qua những đặc điểm sau: Táo Thông thường táo nhập từ châu Âu, Mỹ, hay Newzeland có màu đỏ sẫm, có nhiều sọc đốm sẫm trên quả chạy theo từng thớ dọc từ cuống quả xuống dưới đáy. Còn táo Trung Quốc do được trồng ở vùng khía hậu châu Á có địa chất, thổ nhưỡng khác hoàn toàn nên màu thường có là màu phấn hồng, hồng nhạt. Và khi bổ ra một quả táo Newzeland có mùi thơm đậm đặc, còn táo Trung Quốc gần như không có mùi gì, lòng quả táo New Zeland có màu vàng, còn táo Trung Quốc lòng có màu vàng trắng. Táo nhập từ châu Âu, Mỹ, Australia có độ ngọt, độ thơm khác hẳn, táo Trung Quốc ăn thường xốp hơn, độ ngọt có vị lợ lợ. Cam Cam Trung Quốc ngoài bề mặt thường có độ bóng rất cao và dính, có màu vàng sẫm, loang lổ, không đều có thể do sử dụng các hoá chất kích thích tạo màu. Trong khi đó một quả cam Australia có màu vàng đều từ đầu đến chân quả cam. Khi bổ ra ăn, cam Australia có vị ngon, thơm, nhưng cam Australia thường bị khô ở đầu quả, ít nước hơn, lòng quả cam có màu vàng sẫm tương đương màu vỏ. Còn cam Trung Quốc khi bổ ra lòng có màu vàng nhạt, so với cam Australia có màu vàng nhạt hơn rất nhiều. Nước được vắt từ một quả cam Australia được ít hơn rất nhiều so với nước vắt từ một quả cam Trung Quốc, thường chỉ bằng một nửa so với cam Trung Quốc. Nước vắt từ cam Australia cũng có màu vàng đậm hơn, mùi nước thơm vừa phải, vị ngọt, còn nước vắt từ cam Trung Quốc vàng nhạt, mùi hăng hắc. Lê Quả lê Trung Quốc là một trong những loại quả chứa nhiều thuốc hóa học nhất. Lê Trung Quốc được tiêm chất kích thích ép chín sớm hay chất tăng trọng, sau đó dùng bột tẩy, chất tạo màu (vàng chanh) để nhuộm màu cho quả. Loại lê độc này nếu ăn phải sẽ thấy nhạt, ít vị, đôi khi còn xuất hiện mùi lạ hay hôi. Loại quả này có thời gian bảo quản ngắn, rất dễ bị thối và hư hỏng. Cherry Cherry Trung Quốc ăn mềm, nhạt chứ không giòn và ngọt như cherry Australia. Với cherry thì khó nhận biết hơn một chút, nhưng cherry Australia có màu đỏ đậm hơn một chút, ăn giòn và ngọt, còn cherry Trung Quốc ăn có vẻ nhũn hơn, vị nhạt hơn, lợ hơn… |