Những điểm nhấn của quan hệ kinh tế Việt - Trung

12/09/2016 09:32:00

Chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (từ ngày 10/9 – 15/9) nhằm củng cố, duy trì cục diện hữu nghị, hướng tới hành động thực chất, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại… tạo đà phát triển lành mạnh, thực chất, có chiều sâu cho quan hệ Việt-Trung.

Chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (từ ngày 10/9 – 15/9) nhằm củng cố, duy trì cục diện hữu nghị, hướng tới hành động thực chất, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại… tạo đà phát triển lành mạnh, thực chất, có chiều sâu cho quan hệ Việt-Trung.
 
Những điểm nhấn của quan hệ kinh tế Việt - Trung
 

Cụ thể, hai nước đang có nhiều dự án quan trọng tăng cường kết nối chiến lược phát triển, thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ “hai hành lang, một vành đai” với sáng kiến “một vành đai, một con đường”; có nhiều dự án hợp tác sản xuất trên các lĩnh vực như: Vật liệu xây dựng, công nghiệp phụ trợ, máy móc thiết bị, điện lực, năng lượng tái tạo...

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt – Trung đạt 58,7 tỷ USD, tăng 17,05% so với năm 2013. Trong năm 2015, kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt 66,6 tỷ USD, tăng 13,7% so với năm 2014.

Còn tính đến hết tháng 7/2016, tổng kim ngạch thương mại Việt – Trung đạt 38,18 tỷ USD, tăng 1,2% so với cùng kỳ 2015. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu đạt 10,85 tỷ USD, tăng 14,9%; nhập khẩu 27,32 tỷ USD, giảm 3,4%; nhập siêu 16,47 tỷ USD, giảm 12,1%.

Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc các mặt hàng chủ yếu như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, xơ, sợt dệt các loại, rau quả, sắn và các sản phẩm từ sắn, dầu thô, than đá, cao su, gạo, rau hoa quả, thủy hải sản…và nhập khẩu từ Trung Quốc máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, linh kiện điện tử, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện, may mặc, sắt thép, phân bón…

Cho đến thời điểm hiện tại, nhìn chung Trung Quốc vẫn luôn là bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam. Còn Việt Nam cũng đã trở thành bạn hàng lớn hàng đầu của Trung Quốc ở Ðông Nam Á.

Hai bên khẳng định áp dụng các biện pháp hữu hiệu thúc đẩy thương mại song phương phát triển cân bằng, bền vững trong quá trình thực hiện mục tiêu nâng mức kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2017.

Về đầu tư, Trung Quốc đang có 1.500 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký là 10,86 tỷ USD, đứng thứ 9 trong tổng số 116 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.

Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam tiếp tục tăng nhanh chóng cả về số lượng, quy mô và địa bàn đầu tư... Riêng 6 tháng đầu năm 2016, Trung Quốc có 127 dự án đầu tư mới tại Việt Nam với tổng vốn đạt gần 538 triệu USD.

Quan hệ trao đổi, hợp tác giữa Việt Nam với Trung Quốc trong các lĩnh vực giáo dục-đào tạo, văn hóa, thể thao được đẩy mạnh. Trung Quốc hiện đang đứng số 1 về lượng khách du lịch vào Việt Nam, ước tính chiếm hơn 1/4 tổng số khách quốc tế đến Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2016.

Tổng cục Thống kê cho biết số khách du lịch Trung Quốc sang Việt Nam trong 8 tháng của 2016 là 1.752.526 lượt người, tăng 157,9% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng Trung Quốc cũng chiếm tới hơn 1/3% số khách Châu Á đến Việt Nam, khi tổng số khách đến từ Châu Á được công bố đạt 3.966,8 nghìn lượt người (tăng 29,5% so với cùng kỳ năm trước).

Theo Nam Dương (Cafef.vn/Trí Thức Trẻ)

Nổi bật