Nhịn thói quen ăn mì gói: Các nhà sản xuất nói gì?

11/12/2015 13:35:40

"Tôi không ăn mì gói nữa", "tôi ăn bớt lại"... là ý kiến của rất nhiều bạn đọc về "mì ăn liền, ăn nhanh, bệnh nhanh". Lẽ nào một thị trường lớn như vậy, các nhà sản xuất lại buông tay?

"Tôi không ăn mì gói nữa", "tôi ăn bớt lại"... là ý kiến của rất nhiều bạn đọc về "mì ăn liền, ăn nhanh, bệnh nhanh". Lẽ nào một thị trường lớn như vậy, các nhà sản xuất lại buông tay?

Trước thông tin ăn mì gói không có lợi cho sức khỏe, hàng loạt ý kiến phản hồi bạn đọc góp ý "các nhà sản xuất có trăn trở gì không khi các anh đã có một thị trường lớn như vậy mà không mạnh dạn thay đổi, dùng công thức sạch để cho mì gói thành thực phẩm ngon, an toàn, bổ dưỡng?".

Không có hại nhưng không nên sử dụng mì ăn liền nhiều

Các nhà sản xuất mì ăn liền đã lên tiếng. Đại diện một hãng mì lớn có liên doanh tại Việt Nam cho rằng hiện nay các doanh nghiệp vẫn chưa có được thông tin, thông báo chính thức nào từ phía cơ quan Nhà nước về việc mì ăn không tốt cho sức khỏe hay khuyến nghị về tần suất sử dụng sản phẩm mì ăn liền.

Tuy nhiên, đại diện các hãng mì vẫn cho rằng người tiêu dùng nên đa dạng hóa thực phẩm ăn hàng ngày để tránh tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, tạo thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe của chính mình.
 

Mỳ ăn liền là loại thực phẩm rất phổ biến - Ảnh: wordpress.com

Trả lời việc sử dụng dầu chiên mì có đảm bảo chất lượng và tại sao trên thị trường có thêm mì không chiên, đại diện một doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền, cho rằng việc đưa ra sản phẩm mì không chiên là các doanh nghiệp muốn đa dạng sản phẩm, mang đến cho người tiêu dùng vị ngon mới từ sợi không chiên, có nhiều lựa chọn hơn chứ không phải xuất phát từ vấn đề dầu ăn không an toàn.

Theo các doanh nghiệp thì nguyên liệu dầu chiên là nguyên liệu được kiểm soát khắt khe chất lượng trong khâu sản xuất. Từ khâu đầu vào đến quá trình sản xuất, bảo quản sản phẩm theo hạn sử dụng. Thông qua các chỉ tiêu chất lượng liên quan đến sự ôi hóa của dầu như là PoV (peroxit) , AV (chỉ số axit).

Về chất lượng sản phẩm mì ăn liền, giám đốc một công ty sản xuất mì cho biết trong thành phần của mì ăn liền có 4 nhóm chất cơ bản: đường bột, chất béo, chất đạm và các vitamin đều có mặt đầy đủ nhưng với các tỷ lệ khác nhau, chứ không phải chỉ chủ yếu là bột.

Trong khi đó, hiện nay Việt Nam chưa có qui định rõ ràng nhưng đã có quan điểm theo công văn của Bộ Y tế, Trans Fat (hay còn gọi là chất béo chuyển hóa, là một loại chất béo được hình thành bằng phương pháp hydro hóa dầu ăn) không phải là nguy cơ cần kiểm soát về mặt hành chánh, quốc gia.

Tương tự, hàm lượng Cholesterol trong 1 gói mì có kết quả phân tích không phát hiện.

Vì vậy, không thể chủ quan nhận định là mì ăn liền làm tăng lượng Cholseterol trong máu, dẫn đến các bệnh tim mạch, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thiếu máu cơ tim, đột quỵ não,…

Về hàm lượng muối ăn trong các thực phẩm thì hầu như phụ thuộc rất nhiều vào khẩu vị của khách hàng và đôi khi còn mang tính chất khẩu vị vùng miền.

Đối với các trường hợp người có bệnh lý cần kiêng muối thì chú ý muối trong khẩu phần ăn hằng ngày.

Riêng với lo ngại có bột ngọt trong mì ăn liền, nhà sản xuất cho rằng đây là một gia vị thường được sử dụng trong nấu nướng hằng ngày tại mỗi gia đình. Chưa có tài liệu chính thống nào khuyến cáo là ăn bột ngọt là có hại cho sức khỏe.

Tuy nhiên, những người có cơ địa dị ứng với bột ngọt thì phải chú ý khi sử dụng các thực phẩm có chứa bột ngọt, không riêng gì mì ăn liền.

Cuộc chiến tỷ đô nằm ở quảng cáo, không ở chất lượng?

Mì ăn liền cũng là ngành hàng lớn nhất hiện nay với khoảng 50 doanh nghiệp. Thị trường hiện do ba đại gia Acecook Việt Nam, Massan và Asia Food thống lĩnh với 80% thị phần.

Trong dịp niệm 20 năm có mặt tại thị trường hồi tháng 7-2015, ông  Kajiwara Junichi, tổng giám đốc Acecook VN, cho biết tốc độ tăng trưởng cũng như lợi nhuận ngành mì ăn liền VN đang chững lại sau một thời gian phát triển nhanh chóng.

Năm 2014, dự kiến tổng nhu cầu mì ăn liền VN là 5 tỉ gói nhưng thực tế sức mua không đạt được con số đó trong khi cạnh tranh trên thị trường mì gay gắt ở phân khúc thấp.

Theo kế hoạch đề ra, doanh thu cả năm của Acecook chỉ khoảng 3%, tương đương 2,8 tỉ gói mì (xuất khẩu chiếm khoảng 8% trong đó).

Dù giới kinh doanh cho rằng thời hoàng kim của thị trường mì gói với mức tăng trưởng nóng trên 20%/năm đã qua và hiện chỉ dừng mức 3-5% nhưng không vì thế ngành mì ăn liền kém đi sự hấp dẫn.

Trong tất cả các thống kê của công ty nghiên cứu thị trường, mì gói luôn chiếm một tỷ lệ quan trong trong rổ hàng hóa tiêu dùng nhanh.

Về sức hấp dẫn của mặt hàng mì gói, trong báo cáo tài chính quý 3-2015 của Masan, mì gói nằm trong nhóm đem lại lợi nhuận cao và tập đoàn này đang tiếp tục đầu tư mở rộng nhà máy để mở rộng thị phần.

Còn ông Trần Lệ Nguyên, tổng giám đốc Kido luôn cho rằng từ khi gia nhập thị trường thực phẩm đến nay, các dòng mì ăn liền của doanh nghiệp sản xuất không kịp bán, và có kế hoạch nâng công suất hoạt động nhà máy.

Giám đốc kinh doanh một ông ty sản xuất thực phẩm thừa nhận sự khác nhau giữa mì gói các hãng chủ yếu cách làm quảng cáo, chứ về công nghệ sản xuất là tương tự nhau.

Doanh nghiệp nào biết cách làm quảng cáo, truyền thông điệp đến người tiêu dùng sẽ dễ dàng giành thị phần.

Bởi vậy, với ngành mì ăn liền, các chuyên gia thường ví von đó là những cuộc chiến tỷ đô, không chỉ vì thị phần béo bở mà khả năng chịu chi cho hoạt động marketing để lấy lòng tin của người tiêu dùng của ngành mì luôn cao ngất ngưỡng.
 

Theo kết quả khảo sát của Ủy ban An toàn thực phẩm (Food Safety Commission) Nhật Bản thì hàm lượng Trans fat trung bình của mì ăn liền 0.13g/100g, thấp hàm lượng Trans fat có trong thực phẩm như thịt bò (0.52g/100), phô mai (0.83g/100g), chocolate (0.15g/100g)…

Ngoài ra theo quy định FDA - Mỹ (CFR 21 - Revised as of April 1, 2014) thì nếu hàm lượng nếu trans fat <0.5% thì="" được="" công="" bố="" trên="" bao="" bì="" là="">

 
>> 5 món "chết" cũng không ăn vào buổi sáng
 
Theo N.Bình (Tuổi Trẻ)