Áp lực từ đồng nhân dân tệ yếu trong bối cảnh phải đạt mục tiêu lạm phát 2%, Nhật Bản nhiều khả năng sẽ tiếp tục mở rộng chính sách nới lỏng tiền tệ trong những tháng tới.
Giữa những nhận định đó, trên thị trường ngoại hối, đồng yen Nhật cũng giảm giá tương đối so với đôla Mỹ. Từ mức 124,21 yen đổi một USD, tỷ giá giảm xuống 124,55 yen vào cuối ngày 13/8 và dao động trong khoảng 124,4 yen trong sáng nay.
Trung Quốc phá giá đồng NDT gây nhiều áp lực lên đồng Yen Nhật. |
Tuy nhiên, Giáo sư Hamada cho rằng đây là một chính sách hợp lý khi Trung Quốc từng bước thả nổi tỷ giá từ cơ chế kiểm soát chặt. “Khi kinh tế trì trệ, việc phá giá đồng tiền là một chính sách tốt”, ông Hamada nhận xét.
Trung Quốc là đối tác kinh tế lớn nhất của Nhật Bản và chính sách mới của PBOC được thực hiện trong bối cảnh thủ tưởng Shinzo Abe đang nỗ lực kích thích tăng trưởng kinh tế sau nhiều thập kỷ trì trệ.
GDP của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới trong quý II/2015 được dự báo giảm 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái, do kim ngạch xuất khẩu giảm và chi tiêu tiêu dùng phục hồi kém sau ảnh hưởng từ đợt tăng thuế tiêu thụ năm ngoái. Tokyo dự kiến sẽ công bố số liệu chính thức vào ngày 17/8.
Theo Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ), lạm phát nước này đang ở gần mức 0%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 2%. “Sẽ rất khó để tin rằng BOJ không tiếp tục nới lỏng tiền tệ”, Masamichi Adachi - chuyên gia của JPMorgan Chase&Co nhận định. Ông cũng cho rằng chính sách tiền tệ mới của Trung Quốc là một tin xấu đối với Nhật Bản.
“Việc NDT suy yếu sẽ giảm thu nhập của Chính phủ Nhật từ thuế nhập khẩu, khiến hàng hóa nội địa khó tăng giá”, ông Adachi phân tích.