Có nhiều nghi vấn xoay quay khoản vay 1 tỉ USD Ngân hàng Thế giới nhận được từ Trung Quốc này.
Ngân hàng Thế giới (WB) đã mở một cuộc điều tra vào việc sử dụng khoản vay 1 tỉ USD từ Trung Quốc sau khi các nhà quản lý xem xét liệu quá trình này có thể vi phạm luật lệ ngân hàng.
|
Một nhân viên Ngân hàng Thế giới đang đi bên ngoài trụ sở chính của nhà băng tại Washington, Mỹ (ảnh: Bloomberg)
|
Những nghi ngờ về khoản vay trên, từng được Nhật báo Phố Wall đề cập, đã khiến ông Jim Yong Kim, giám đốc định chế tài chính WB vấp phải những nghi ngờ về năng lực quản lý cũng như cuộc tái cơ cấu lớn ông đang nỗ lực thực hiện khiến nhiều nhân viên WB đang trên bờ vực sa thải.
Những bàn luận tiêu cực cũng hướng đến ông Bertrand Badre’, Giám đốc tài chính của Ngân hàng Thế giới, người từng khiến các nhân viên xì xào bởi mức lương thưởng quá mức hậu hĩnh so với Bộ trưởng Ngân khố Madelyn Antoncic.
Cuộc bê bối này diễn ra trong quá trình ông Kim đang thực hiện cuộc tái cơ cấu và cánh tay phải của ông, Giám đốc Tài chính WB ông Bertrand Badre đang gây ra những tranh cãi khi cắt giảm nhân lực và thay đổi chiến lược tài chính của ngân hàng.
Ông Badre chính là người chịu trách nhiệm phê duyệt khoản vay cho Trung Quốc. Năm ngoái ông đã phải giải trình cho 100.000 USD tiền thưởng nhận được từ WB khi kiếm lại được cho tổ chức này 400 triệu USD tiền gửi và nhờ cắt giảm nhân sự.
Năm ngoái, Trung Quốc cho Ngân hàng Thế giới vay khoản tiền trên với mục đích gây quỹ trên quy mô quốc tế để hỗ trợ các quốc gia nghèo đói. Trong nỗ lực đó, Pháp, Nhật Bản, Ả Rập và Anh đã cho vay với lãi suất thấp khoản tiền lên tới 3 tỉ đô la cho quỹ IDA.
WB được vay khoản tiền trên để triển khai các khoản tín dụng với lãi suất thấp cho các dự án phát triển tài chính ở những quốc gia nghèo. Tham gia vào khoản vay trên cũng là một cách để Trung Quốc bành trướng tầm ảnh hưởng trên toàn cầu.
Cụ thể, Trung Quốc cho IDA vay 1 tỉ USD và đồng thời, bộ tài chính Trung Quốc lại trợ cấp thêm cho quỹ này 179 triệu USD để giảm chi phí lãi vay của WB.
IDA sau đó sử dụng cả khoản vay và số trợ cấp tổng cộng 1.179 tỉ USD để mua trái phiếu phát hành bởi Tập đoàn Tài chính Quốc tế, cơ quan hỗ trợ tài chính cho các khu vực tư nhân của World Bank và đảm bảo khoản vay này sẽ được hoàn trả trong vòng 25 năm. Kể từ năm 2012, IFC được lãnh đạo bởi tổng giám đốc mang quốc tịch Trung Quốc Jin Yong Cai. Trước đây ông từng dẫn dắt ngân hàng Goldman Sachs tại chi nhánh Trung Quốc.
Câu hỏi đặt ra là ban quản trị ngân hàng WB có tạo ra xung đột về lợi ích khi một đơn vị của ngân hàng (IDA) giúp Trung Quốc mượn tiền để cho vay một cơ quan khác cũng thuộc WB (IFC).
Những giao dịch trên đã khiến Giám đốc Ngân khố của WB, bà Antoncic cùng nhân viên của mình đặt câu hỏi về cơ cấu và quá trình chấp nhận khoản vay trên liệu có được minh bạch.
Một giới chức cấp cao cho biết World Bank đã thuê những luật sư bên ngoài để xem xét vụ bê bối này bởi nó bao gồm hai cơ quan nội bộ cũng như có những nghi vấn về các quá trình thủ tục cho vay của WB.
Theo Tú Anh (Antt.vn)