Từ năm 2015 đã có tình trạng thu NSNN Trung ương (NSTW) bị hụt so với dự toán hàng ngàn tỷ đồng. Năm nay cũng có khả năng như vậy. Vì sao như vậy và Bộ Tài chính có hướng khắc phục thế nào, thưa ông?
-Quả thực, thu ngân sách hàng năm vẫn vượt dự toán nhưng thu NSTW khó khăn hơn. Thu NSTW có 3 cấu phần (dầu thô, cân đối xuất, nhập khẩu), những nguồn này xu hướng giảm và giảm rất nhanh. Từ 2006-2010, tỷ trọng 2 khoản thu này chiếm 40% tổng thu ngân sách nhưng đến 2015 lại dưới 25% (chưa đầy 1/4 tổng ngân sách). Đến năm 2020 dự kiến chỉ còn khoảng 14-15% tổng thu.
Lý do giảm nhanh do tốc độ thu đã không tăng nhanh nhưng thu từ dầu thô sản lượng giảm. Năm 2016, sản lượng lúc đầu dự toán 14 triệu tấn nhưng cuối năm thấy có thể khai thác thêm, Tập đoàn Dầu khí báo cáo Thủ tướng điều chỉnh lên 15 triệu tấn nhưng 2017 sản lượng dự toán chỉ còn 12 triệu tấn.
Còn thu từ xuất nhập khẩu thì sẽ đến lúc chủ yếu thu từ VAT, tiêu thụ đặc biệt
Nguồn thu lớn thứ 3 là điều tiết của các địa phương về Trung ương, tăng theo tốc độ tăng ngân sách thu nội địa nói chung.
Ông thấy khó nhất cho cân đối thu-chi ngân sách năm sau là gì?
-Vẫn là khó khăn trong cân đối NSTW. Thực ra, năm nào cũng khó . Khó nhất là tiền có từng đấy phân sao cho hài hoà. Nhưng 2017 là năm thực sự căng thẳng vì thời gian tới không thể để bội chi lên cao được nữa, theo Nghị quyết Quốc hội là bội chi không được quá ko quá 4% GDP nhưng giới hạn trần nợ công 65%, như năm 2017 Chính phủ trình QH bội chi chỉ 3,5% GDP.
Theo Bộ Tài chính, Chính phủ, các bộ, ngành làm gì để có thể thực hiện được điều đó?
-Chúng ta phải cải thiện môi trường đầu tư, phát triển doanh nghiệp vì tựu chung lại, đây vẫn là giải pháp căn cơ lâu dài căn bản nhất. Hiện có 500-600 ngàn doanh nghiệp thì chúng ta đang phấn đấu 1-2 triệu doanh nghiệp đây vẫn sẽ là nguồn lực lớn nhất mà Nhà nước có thu từ thuế, phí.
Về phía Bộ Tài chính, chúng tôi sẽ nghiên cứu, đề xuất, thực hiện điều chỉnh chính sách thu: Rà soát các sắc thuế hợp lý, trực - gián thu (VAT, TTĐB) theo hướng mở rộng đối tượng thu. Nghĩa vụ thuế trên từng mặt hàng không tăng nhưng đối tượng nộp thuế rộng ra và cũng phải bắt đầu xây dựng nghiên cứu thuế tài sản.
Đồng thời, ngành tài chính cũng phải tăng cường quản lý thu thuế hiệu quả, tránh thất thu thuế, giảm nợ đọng thuế. Mục tiêu Bộ Tài chính là đưa nợ đọng thuế về dưới 5% tổng thu ngân sách. Chúng ta còn nhớ là các năm 2008-2011 doanh nghiệp suy yếu nhiều, nợ thuế rất lớn. Hiện nay, Bộ Tài chính đang rà soát để thống kê báo cáo QH cho phép xoá một phần nợ thuế của các dn chỉ còn trên sổ sách và thực tế không thu được nữa.
Chi ngân sách có những điều chỉnh gì mạnh hơn trong năm tới không, thưa ông ?
-Năm 2017 cũng phải tái cơ cấu theo hướng tăng dần chi phát triển. Năm 2017 dự toán chi phát triển lên 27% tổng NSNN. Chúng tôi sẽ tiếp tục điều chỉnh chi lương, trợ cấp người có công, hưu, cán bộ công chức; yêu cầu các đơn vị sự nghiệp tăng tính tự chủ (điều chỉnh giá phí sự nghiệp công theo lộ trình). Với bộ, ngành: giảm chi khoảng 1.000 tỷ (trong đó có cả y tế, giáo dục, đào tạo).
Số kinh phí tiết kiệm này để cơ cấu lại, thay vì hỗ trợ trực tiếp cho đơn vị sự nghiệp, dành kinh phí này cho các đối tượng chính sách và đầu tư trở lại cho các lĩnh vực, đơn vị này. Bệnh viên tăng giá phí thì bệnh nhân yêu cầu phải tăng chất lượng, đầu tư trang thiết bị.
Ai cũng thấy rằng, lãng phí trong chi tiêu ngân sách, nhất là chi thường xuyên ở nhiều ngành, nhiều địa phương còn lớn. Năm 2017 liệu tình trạng này có giải pháp gì khắc phục căn bản không?
-Chính phủ vẫn tục yêu cầu Bộ, ngành đẩy mạnh tiết kiệm chi thường xuyên. Năm nay, dù yêu cầu điều chỉnh tiền lương từ 1/7 nhưng các Bộ đã tự sắp xép theo dự toán được giao. Đây là năm thứ 2 liên tiếp các Bộ phải tự sắp xếp để điều chỉnh tiền lương. Quỹ lương tăng lên nhưng không được bổ sung thêm mà phải tiết kiệm các nguồn khác để đảm bảo quỹ lương của mình tăng lên.
Còn về xe công, một số địa phương cũng cân nhắc khoán xe công nhưng thực tế mới có Bộ Tài chính làm. Trong cách bố trí dự toán, năm nay và năm sau (2017), Bộ Tài chính không bố trí tiền cho các bộ mua xe cho cấp Thứ trưởng trở xuống
Khi sắp xếp lại sẽ dư xe, điều chuyển. Nếu các Bộ chưa khoán được thì tự sắp xếp điều chuyển.
Bộ Tài chính nói gì về việc TP HCM phản ứng bị cắt giảm tỷ lệ thu ngân sách để lại? Trả lời về việc TP HCM đang phản ứng về việc cắt giảm tỷ lệ thu ngân sách để lại cho Thành phố này (dự kiến từ 23 % xuống còn 18% năm 2017), ông Võ Thành Hưng cho rằng, để đảm bảo công bằng thì phải tính sự công bằng cho tất cả để có nguồn lực hỗ trợ các địa phương khó khăn như Bắc Kạn.. Và Nhà nước sẽ phải lấy từ các địa phương có nguồn lực lớn. "Đây là nguyên lý chung về ngân sách của tất cả các nước trong việc điều hoà ngân sách", ông Hưng nói. Tuy nhiên, ông Hưng cũng thừa nhận phải tính toán để việc điều hoà đó cho phù hợp để các địa phương "giàu" không mất đi động lực, tỉnh nghèo thì khá lên. "TP HCM tăng thu khá, quy mô thu tăng khá, quy mô chi tăng khá (nhưng so với nhu cầu chung của TP thì ko được). Nhưng 63 địa phương đều nói thế thì bánh ngân sách không bao giờ đạt được", ông Hưng nói. Ông này cho rằng, để đảm bảo nhu cầu chi của TP HCM, Bộ Tài chính đã ưu tiên lớn cho TP này như chi bình quân tính trên đầu người dân gấp 1,7 lần so với các địa phương khác. Ngoài ra, NSTW còn bổ sung cho TPHCM trên 7.000 tỷ đồng để đầu tư một số dự án. "Giai đoạn 2016-2020, NSNN vẫn tiếp tục bổ sung cho tp, cấp phát ODA trên dưới 3 tỷ USD để xay dựng hệ thống đường sắt đô thị, cấp thoát nước, xử lý môi trường; cho vay lại trên dưới 1 tỷ usd", ông Hưng nói thêm. |