Theo đó, rủi ro cho những người có ý định đầu cơ, "lướt sóng" là không nhỏ, khi họ phải mua với giá cao, nhưng bán lại với giá thấp hơn hàng triệu đồng/ lượng.
Trên thị trường vàng trong nước, ngày 23/8, Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji, niêm yết vàng miếng ở mức 56,25 - 57,85 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Mức giá này giữ nguyên so với trước đó. Dù giá vàng giữ nguyên suốt vài phiên gần đây, nhưng chênh lệnh mua vào bán ra tới 1,6 triệu đồng vẫn khiến người mua chịu thiệt.
Công ty Phú Quý niêm yết vàng miếng SJC ở mức giá 56,6 - 57,6 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), cũng giữ nguyên so với cuối tuần trước. Nhẫn tròn trơn 999.9 vẫn ở mức 50,07 – 51,7 triệu đồng/lượng, giá không đổi.
Tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, vàng SJC niêm yết 56,45 – 57,15 triệu đồng/ lượng (mua vào - bán ra) ở cả hai chi nhánh Hà Nội và TP. HCM, giữ nguyên cả 2 chiều so với phiên trước đó.
Sáng 23/8, (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới ở mức 1.780,65 USD/ounce, giảm nhẹ 3,35 USD/ounce tương ứng 0,19%. Giá vàng thế giới vẫn dao động quanh ngưỡng 1.780 USD/ounce, chưa xác lập xu hướng vận động trong ngắn hạn.
Trên thị trường tiền tệ, sáng 23/8, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm USD ở mức 23.177 VND, tăng 11 đồng so với phiên giao dịch trước.
Tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá USD diễn biến trái chiều. Cụ thể, Ngân hàng Vietcombank (hội sở chính), giá USD được niêm yết mức 22.695 - 22.925 đồng/USD. Mức giá này tăng ở cả chiều, trong đó chiều mua vào tăng 10 đồng/ USD.
Còn Ngân hàng Tiên Phong niêm yết giá USD ở mức 22.680 - 22.913 đồng/USD. Mức giá này cũng giữu nguyên ở cả 2 chiều so với phiên trước đó.
Việc đẩy mạnh đầu tư công, cùng với môi trường lãi suất thấp và nguồn cung mới được cải thiện được nhận định là điều kiện thuận lợi cho sự phục hồi của thị trường BĐS Việt Nam, trong đó có BĐS nhà ở và khu công nghiệp. Đây được xem là cơ hội cho MHC khi quyết định đầu tư vào ngành mới: đầu tư BĐS và tư vấn, môi giới đầu tư BĐS.
Theo Việt Linh (Tiền Phong)