Lộ diện ứng viên mới cho chức Chủ tịch Sacombank

05/06/2017 15:47:00

Ứng viên nặng ký cho ghế nóng Sacombank nhiệm kỳ mới - ông Nguyễn Đức Hưởng - đã chính thức rút tên vào sáng qua. Thị trường tài chính - ngân hàng lại xôn xao với những cái tên mới...

Ứng viên nặng ký cho ghế nóng Sacombank nhiệm kỳ mới - ông Nguyễn Đức Hưởng - đã chính thức rút tên vào sáng qua. Thị trường tài chính - ngân hàng lại xôn xao với những cái tên mới...

Nội dung nghị quyết cho biết, việc ông Hưởng và bà Hồng rút tên khỏi danh sách ứng cử viên HĐQT, Ban kiểm soát ngân hàng này này do "thể theo nguyện vọng cá nhân".

Ngày hôm qua 4/6, ông Nguyễn Đức Hưởng chính thức có đơn "không thể tham gia ứng cử hội đồng quản trị Sacombank nhiệm kỳ 2017 - 2021".

Trước đó, ngày 26/4, Sacombank công bố danh sách ứng viên Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2017-2021, trong đó có ông Nguyễn Đức Hưởng. Và từ thời điểm đó đến hôm qua, cái tên Nguyễn Đức Hưởng luôn được nhắc đến mỗi khi đề cập tới vị trí "ghế nóng" chủ tịch Sacombank.

 Liệu đại hội đồng cổ đông của Sacombank có diễn ra đúng như dự kiến vào ngày 30/6 tới?

Liệu đại hội đồng cổ đông của Sacombank có diễn ra đúng như dự kiến vào ngày 30/6 tới?

Tuy nhiên, với những diễn biến mới nhất cho thấy ông Nguyễn Đức Hưởng không còn là ứng viên cho HĐQT Sacombank nhiệm kỳ 2017 - 2021. Và tại Nghị quyết số 69, ông Kiều Hữu Dũng - Chủ tịch ngân hàng này cho biết HĐQT sẽ xem xét đề cử bổ sung 2 ứng cử viên HĐQT nhiệm kỳ 2017 - 2021 (trong đó có một ứng cử viên HĐQT độc lập) trong thời gian sớm nhất để kịp tiến độ tổ chức đại hội đồng cổ đông theo dự kiến.

Nguồn tin của phóng viên cho biết, một trong hai ứng viên với của HĐQT Sacombank nhiệm kỳ tới là người đến từ Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Ở một diễn biến khác, ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank đã thông qua quyết định đầu tư 500 tỷ đồng để mua trái phiếu kỳ hạn 42 tháng của Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal).

Với những thông tin liên quan, vị trí tân chủ tịch Sacombank vẫn còn là một ẩn số khó tìm lời giải. Nếu không có gì thay đổi, vào ngày 30/6 tới, ngân hàng này sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2015,2016. Và theo lộ trình dự kiến 10 ngày trước ngày tổ chức đại hội, Sacombank sẽ công bố danh sách các ứng viên chính thức.

Hiện tại, Đề án tái cấu trúc Sacombank sau sáp nhập đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt ngày 22/5/2017. Và dù ai về làm chủ tịch Sacombank thì việc giải quyết và xử lý khối lượng nợ xấu tại ngân hàng này cũng là một thách thức.

Theo đánh giá Công ty chứng khoán VCBS, nếu cộng cả số dư nợ xấu đã bán cho VAMC và một số khoản phải thu xấu từ Ngân hàng Phương Nam (đang được ghi nhận là nợ tiêu chuẩn), ước tính tổng giá trị nợ xấu của Sacombank là 59.426 tỷ đồng (chiếm 29,9% tổng dư nợ). Chưa kể, phần dự thu lãi đang được khoanh vùng và dự kiến phân bổ trong các năm tới là 20.387 tỷ đồng.

Ngoài ra, VCBS cũng điểm lại một số điểm chính về đề án tái cấu trúc của Sacombank như với trái phiếu VAMC, ngân hàng được cho phép thực hiện trích lập dự phòng theo năng lực tài chính trong thời gian 10 năm.

Sacombank cũng sẽ được bán nợ theo giá trị thị trường, trường hợp giá bán nợ thấp hơn dư nợ gốc thì chênh lệch được phân bổ dần vào chi phí hoạt động kinh doanh trong thời gian tối đa 5 năm. Đồng thời trích lập và phân bổ dự phòng rủi ro tín dụng theo năng lực tài chính.

Sacombank khoanh lãi dự thu đến thời điểm 31/12/2015 và phân bổ vào chi phí hoạt động kinh doanh theo năng lực tài chính trong thời gian tối đa 10 năm. Các khoản đầu tư góp vốn mua cổ phần vượt 11% vốn điều lệ công ty hoặc sở hữu chéo được chấp thuận lộ trình xử lý dần dần theo đề án tiến tới đảm bảo các quy định pháp luật.

Theo Nguyễn Hiền (Dân Trí)

Nổi bật