Liệu pháp mua sắm - Lý do vì sao đi shopping lúc nào cũng rất vui

19/07/2017 16:20:00

Trong liệu pháp mua sắm, điều quan trọng không phải là mua được một thứ gì đó, thứ tuyệt vời tới từ quá trình chọn món hàng, tìm kiếm thứ mình thích, là hành trình chứ không phải đích đến.

Trong liệu pháp mua sắm, điều quan trọng không phải là mua được một thứ gì đó, thứ tuyệt vời tới từ quá trình chọn món hàng, tìm kiếm thứ mình thích, là hành trình chứ không phải đích đến.

Liệu pháp mua sắm - Lý do vì sao đi shopping lúc nào cũng rất vui
 

Nhiều người trong chúng ta thường đến các cửa hiệu bán lẻ để cải thiện tâm trạng không mấy vui vẻ. Để xoa dịu tâm trạng, chúng ta nuông chiều, cho phép bản thân mua sắm và tìm thấy sự giải tỏa trong việc mua quần áo, phụ kiện hoặc đồ dùng. Nhưng liệu có cái gọi là ‘liệu pháp mua sắm’ và nó có thực sự giúp ích?

Theo website ChangingMinds.org, “Điều quan trọng trong liệu pháp mua sắm này không hẳn là mua một thứ gì đó, dù giây phút thực sự có được một món đồ thường mang lại niềm vui, mà là quá trình chọn món hàng. Cũng giống như đi săn tìm kho báu vậy, cuộc vui thực sự nằm ở hành trình chứ không phải là đích đến.”

Năm 2015, một nghiên cứu được xuất bản trong tập san Psychology and Marketing (Tâm lý và Tiếp thị) cho thấy, mua sắm giúp cải thiện tâm trạng. Các nhà khoa học đã nghiên cứu hành vi bốc đồng của các tình nguyện viên do chứng trầm cảm hoặc tâm trạng lo âu để hiểu liệu, người ta có cảm thấy hối hận sau khi mua sắm hay không. Kết quả cho thấy, các tình nguyện viên dễ bốc đồng hơn khi có tâm trạng xấu và tìm đến mua sắm tại các cửa hiệu, nhưng không hề hối hận vì đã tiêu tiền.

“Tâm trạng tồi tệ thường dẫn đến việc chi tiêu mạnh tay hơn cho những điều làm bản thân vui vẻ, như là tự thưởng. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy, việc tự thưởng cho bản thân là một động hợp lý.

Những cá nhân tự thưởng cho bản thân bằng cách mua sắm cũng có thể kiềm chế việc này nếu việc kiềm chế cũng dẫn đến tâm trạng tốt hơn. Cuối cùng thì liệu pháp mua sắm đã có ảnh hưởng tích cực đến tâm trạng người mua. Cảm giác hối hận và tội lỗi không đi kèm với hành vi mua hàng bộc phát để làm tâm trạng thấy tốt hơn.”

Nhà tâm lý học lâm sàng tại Ohio Scott Bea đưa ra quan điểm rằng, liệu pháp mua sắm không gây hại. “Mua sắm khiến chúng ta sử dụng các giác quan của mình và việc này ngăn chúng ta chìm ngập trong những ý nghĩ”, ý kiến của Bea được trích dẫn trong một bài báo của Cleveland Clinic. “Rất nhiều lần, nếu chúng ta có thể thoát khỏi việc nghĩ về bản thân, chúng ta sẽ cảm thấy tốt hơn.”

“Chúng ta đều thích lựa chọn.” ông nói thêm. “ Tôi cho rằng trong trường hợp như vậy, mua sắm sản sinh ra một loại hooc-môn vui vẻ với mức nguy hiểm khá thấp.”

Liệu pháp mua sắm cũng có thể rất thỏa đáng. “Nếu bạn lên kế hoạch cho mua sắm hoặc tự thưởng cho bản thân rồi dành dụm cho nó, cảm giác có thể rất tốt.” Bea giải thích.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng mua sắm một cách cảm tính có thể có hệ quả xấu chẳng hạn như tiêu pha không cần thiết. Trong một bài báo, Huffington Post lưu ý rằng liệu pháp mua sắm còn được sử dụng như kĩ thuật phòng vệ. “Cơ chế phòng vệ của cơ thể là một quá trình vô ý thức dùng để bảo về một cá nhân khỏi những ý nghĩ gây đau đớn hoặc những ý tưởng mà ý thức không thể đối mặt được. Trong một số trường hợp nhất định, cơ chế phòng vệ giữ những ý nghĩ và cảm xúc không mong muốn ngoài ý thức.”

Trong tâm trạng phủ nhận, con người thường có xu hướng từ chối chấp nhận thực tế hoặc những vấn đề trong cuộc sống. Tuy nhiên, bài viết cũng giải thích rằng, nếu tiền bạc không trở thành vấn đề đáng lo ngại thì việc sử dụng liệu pháp mua sắm thi thoảng cũng có tác dụng tốt đối với việc giảm nhẹ căng thẳng và lo âu.

Theo Grey Spiderum (Trí Thức Trẻ)

Nổi bật