Lật tẩy 6 chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt tài khoản ngân hàng mà người dùng nên cảnh giác

17/01/2022 09:51:55

Hàng loạt người dùng đã trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo dưới đây.

Lợi dụng tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, các đối tượng lừa đảo bắt đầu sử dụng nhiều thủ đoạn mới nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản ngân hàng và moi tiền người dùng. Theo đó, các ngân hàng Việt Nam đã bắt đầu lên tiếng để cảnh báo người dùng về những thủ đoạn này.

Cụ thể, Sau khi ghi nhận các báo cáo từ người dùng về hình thức này, nhiều ngân hàng lớn tại Việt Nam như: Sacombank, BIDV, Vietcombank đã lên tiếng cảnh báo người dùng về những thủ đoạn mới, đồng thời là cách tự bảo vệ mình trước các mối nguy lừa đảo.

Mạo danh nhân viên ngân hàng hoặc nhân viên các đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan đến ngân hàng

Đối tượng lừa đảo thực hiện gửi nội dung thông báo kèm theo đường link lừa đảo qua tin nhắn SMS, email, phần mềm chat…, thậm chí giả mạo tin nhắn SMS thương hiệu Vietcombank

Lật tẩy 6 chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt tài khoản ngân hàng mà người dùng nên cảnh giác

Sau đó, đối tượng lừa khách hàng bấm vào link và cung cấp thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng số và dịch vụ thẻ (tên đăng nhập, số thẻ, mật khẩu, mã OTP), từ đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản khách hàng.

Giả mạo ngân hàng gửi gói hỗ trợ mùa dịch

Theo phản ánh, nhiều người dùng nhận được email giả mạo của một ngân hàng với nội dung hỗ trợ mùa dịch, dụ dỗ người dùng đăng nhập vào website giả, sau đó chiếm đoạt tài khoản ngân hàng của nạn nhân.

Để đảm bảo an toàn thông tin tài khoản, người dùng không truy cập vào đường dẫn các diễn đàn, website mạo danh ngân hàng. Đồng thời, khách hàng tuyệt đối không cung cấp thông tin bảo mật tài khoản, dịch vụ ngân hàng số, dịch vụ thẻ hoặc bất kỳ thông tin nào khác cho các trang web này.

Mạo danh là cơ quan công an, toà án, viện kiểm sát...

Các đối tượng lừa đảo sẽ mạo danh cán bộ cơ quan điều tra gọi điện thoại cho nạn nhân đe dọa vì liên quan đến vụ án đang điều tra. Quá trình trao đổi trên điện thoại, nếu nạn nhân phủ nhận, cho rằng mình không có liên quan, chúng sẽ tiếp tục chuyển cuộc gọi cho một đối tượng khác, giả danh là lãnh đạo cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Toà án, cán bộ cơ quan Nhà nước... thông báo nạn nhân vi phạm pháp luật, đang bị điều tra, khởi tố, bắt giam liên quan đến một vụ án ma tuý, rửa tiền, lừa đảo xuyên quốc gia… hù dọa, yêu cầu nạn nhân kê khai tài sản, tiền mặt hiện có, tiền trong các tài khoản ngân hàng để tìm cách chiếm đoạt.

Sau đó, yêu cầu bị hại chuyển toàn bộ số tiền vào tài khoản ngân hàng để “phục vụ công tác điều tra”.

Mạo danh là người thân/người mua hàng thông báo sẽ chuyển tiền cho khách hàng

Các đối tượng sẽ hack Facebook/Zalo của bản bè, người thân và sau đó những kẻ này tiếp tục vào nhắn tin với người quen, bạn bè, hỏi mượn tiền và thực hiện các giao dịch chuyển khoản. Với các thủ đoạn đa phần là mượn tiền hoặc giả vờ mua hàng và yêu cầu nạn nhân truy cập đường link giả mạo để nhận tiền và chiếm đoạt tài khoản.

Lật tẩy 6 chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt tài khoản ngân hàng mà người dùng nên cảnh giác - 1

Giả danh các sàn thương mại điện tử

Lợi dụng nhu cầu mua sắm online tăng cao trong giai đoạn giãn cách xã hội tại nhiều địa phương, một số đối tượng đã tạo các trang web giả mạo các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam, có liên kết thanh toán trực tuyến với ngân hàng.

Một số trang web giả mạo đã bị phát hiện như ebanking-shopee.vn, ibanking-shopee.vn, ibank-shopee.vn, ebankingshopee.vn, ibankingshopee.vn, mobilebanking-shopee.vn, shopeemobilebanking.vn…

Kẻ gian gửi đường dẫn truy cập website lừa đảo qua tin nhắn SMS, email hoặc gọi điện trực tiếp để dụ dỗ khách hàng giao dịch trên trang giả. Mục đích của các đối tượng này là lấy cắp thông tin tài khoản, mật khẩu đăng nhập, mã số OTP để thực hiện giao dịch chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng.

Mạo danh yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin để hoàn tất thủ tục vay khi khách hàng vay tiền trên mạng

Lật tẩy 6 chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt tài khoản ngân hàng mà người dùng nên cảnh giác - 2
Nguồn ảnh: Vietcombank

Để đảm bảo an toàn, khách hàng thực hiện các nguyên tắc bảo mật sau: Giữ bí mật thông tin các dịch vụ ngân hàng điện tử (tên truy cập/mật khẩu truy cập/mã xác thực giao dịch một lần - OTP) và thông tin thẻ (số thẻ/mã PIN/ngày hết hạn/mã CVV/mã CVC). Tuyệt đối không cung cấp các thông tin trên cho bất kỳ ai thông qua bất kỳ phương thức giao tiếp nào (email, tin nhắn, trao đổi miệng...);

Không nên lưu thông tin bảo mật ngân hàng điện tử và thẻ trên các thiết bị điện tử và các website cũng như dưới bất kỳ hình thức nào. Hạn chế truy cập tài khoản ngân hàng và thực hiện giao dịch tài chính trên các thiết bị lạ;

Hãy xác thực thông tin đối với người đề nghị khách hàng thực hiện giao dịch tài chính. Đối tượng lừa đảo thường mạo danh người quen của khách hàng (do đối tượng đã tìm hiểu thông tin qua mạng xã hội hoặc nguồn thông tin khác), gợi ý khách hàng cho vay hoặc chuyển tiền tới tài khoản của đối tượng lừa đảo;

Kiểm tra thông tin được sử dụng để thực hiện giao dịch: Quý khách chỉ nên thực hiện giao dịch tại website uy tín, có độ bảo mật cao và kiểm tra kỹ tên miền website trước khi gõ các thông tin bảo mật;

Biên Thùy (Nguoiduatin.vn)

https://kenh14.vn/6-chieu-tro-lua-dao-chiem-doat-tai-khoan-ngan-hang-ma-nguoi-dung-nen-canh-giac-20220116191615057.chn

Nổi bật