Chính phủ và các doanh nghiệp Nhật quyết định thực hiện chiến dịch cho phép lao động nước này nghỉ cuối tuần sớm, vào 15h chiều thứ sáu cuối mỗi tháng.
Dù chưa biết có bao nhiêu công ty sẽ tham gia, tổ chức vận động hành lang kinh doanh lớn nhất xứ sở hoa anh đào, Keidanren, đã gửi tâm thư cho hơn 1.300 công ty thành viên và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia.
Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ làm thêm giờ cao nhất trong nhóm G7. Đồ họa: Bloomberg. |
Song, những người muốn thay đổi phương thức làm việc cứng nhắc của Nhật Bản gặp nhiều khó khăn.
Điển hình, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản – cơ quan thúc đẩy ý tưởng – vẫn chưa quyết định việc liệu các quan chức của họ có tham gia chiến dịch này hay không. Tuy nhiên, Bộ trưởng Hiroshige Seko cho biết: “Tôi đang yêu cầu các thư ký không đặt bất kỳ cuộc hẹn nào sau 15h chiềchiều trong ngày Premium Friday đầu tiên".
Toshihiro Nagahama, nhà kinh tế trưởng tại Viện Nghiên cứu Cuộc sống Dai-ichi tại thủ đô Tokyo, chia sẻ giữa thời gian giải trí, ngày nghỉ và tiêu dùng có mối quan hệ rõ nét. Nếu hầu hết người lao động, kể cả những công ty vừa và nhỏ, tham gia chiến dịch, tiêu dùng cá nhân có thể tăng lên khoảng 124 tỷ yen (tương đương 1,5 tỷ USD) vào mỗi ngày Premium Friday, theo tính toán của ông.
Điều này có thể thúc đẩy tăng quy mô tiêu dùng cá nhân lên, chiếm khoảng 60% nền kinh tế.
Những điều người Nhật muốn làm trong ngày Premium Friday. Đồ họa: Kim Ngân. |
Tuy nhiên, Nagahama cho biết ông quan ngại rằng người lao động tại các công ty nhỏ hơn khó có thể rời công sở sớm, hoặc đơn giản là họ sẽ làm thêm giờ vào những ngày khác. Đó là những hạn chế của chiến dịch.
Người lao động Nhật Bản thường chỉ dùng một nửa số ngày nghỉ phép hàng năm. Để "bắt" người dân nghỉ ngơi, chính phủ áp dụng chế độ nghỉ 16 ngày lễ trong năm, nhiều hơn với một số nước, trong đó gồm Mỹ và Pháp.
Theo Kim Ngân (Zing.vn)