Kinh nghiệm gửi 500 triệu được 1 tỷ của cựu NV ngân hàng

09/03/2016 21:29:19

Có 500 triệu một cựu nhân viên (NV) ngân hàng đã gửi tiền tiết kiệm, hơn 6 năm sau chị có 1 tỷ đồng trong tay. Bí quyết của bà mẹ này nằm vào cách chọn ngân hàng, chọn kỳ hạn, lãi suất...

Có 500 triệu một cựu nhân viên (NV) ngân hàng đã gửi tiền tiết kiệm, hơn 6 năm sau chị có 1 tỷ đồng trong tay. Bí quyết của bà mẹ này nằm vào cách chọn ngân hàng, chọn kỳ hạn, lãi suất...

Cũng theo người phụ nữ này, 500 triệu là số tiền chị được bố mẹ cho làm của hồi môn và tiền mừng cưới của vợ chồng. Ngoài ra, chồng chị trước khi cưới cũng đi làm có dành được một khoản nhỏ. Tổng số tiền 500 triệu này chị cho vào tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng gửi theo kỳ dài hạn.

Ảnh minh họa

Chị chia sẻ: "Tôi dùng nguyên tắc 72, tôi dùng công thức lấy 72 chia cho số lãi suất năm được hưởng để tính ra số năm mà tiền tôi sẽ tăng lên gần gấp đôi. Chẳng hạn như tôi đã gửi 500 triệu với lãi suất 11% một năm, thì muốn tăng lên 1 tỷ tôi sẽ phải gửi khoảng hơn 6 năm rưỡi (72:11= 6,54 năm). Các bạn nên tính trước luôn đi để thấy tiền có động lực tiết kiệm, không xài phung phí, ôm cục tiền hưởng già".

Ngoài số tiền này, chị cũng mở một tài khoản tiết kiệm ngắn hạn khác nhằm đề phòng những trường hợp rủi ro, cần tiếp gấp. Phần chia sẻ của chị Yên Bình còn có các lưu ý dành cho những người muốn gửi tiền tiết kiệm bao gồm cách chọn ngân hàng, chọn kỳ hạn, lãi suất, dịch vụ và tiện ích đi kèm...

Tuy nhiên, một thành viên khác cũng nhận xét cần xem kỹ phương án gửi tiết kiệm theo chị Yên Bình nói trên. Người này phân tích: "% lạm phát trượt giá đồng tiền cao hơn mức lãi suất ngân hàng ấn định chưa kể biến động giá cả thị trường theo từng giai đoạn nhưng tỷ lệ lãi suất gửi NHTM lại không hay đổi điều chỉnh (chưa kể chi phí). Mọi người lục lại công thức tài chính ngân hàng thì sẽ có công thức tính dòng tiền tương lai khi có ý định bỏ tiền vào ngân hàng gửi tiết kiệm.

Nhiều người lấy vàng với USD làm thước đo giá trị tiền VNĐ, theo lý thuyết thì ổn. Nhưng để lấy con số đó đo giá trị sử dụng của nó thì không thể. Mình tiếp xúc với nhiều người lớn tuổi họ nói là lúc trước 1 cây vàng có 3-4 triệu đồng, họ mua cả trăm cây.  Bây giờ nhiều người có 300 -400 triệu chưa được trăm cây vàng. Nếu quy về thước đo là vàng thì đồng tiền mình mất giá là thật, nhưng nếu quy về thước đo là dòng tiền thì mình lại có lời".

Người này kết luận cần nghiên cứu kỹ các phương án đầu tư sinh lời để từ đó lựa chọn phương án phù hợp với cá nhân mình nhất.
 

Kinh nghiệm của bà mẹ là cựu NV ngân hàng:

"Liệu cơm gắp mắm"

Nếu có khoản tiền ban đầu khá lớn bạn nên gửi theo hình thức tiết kiệm bậc thang để hưởng lãi cao nhất. Nếu khoản tiền nhỏ nhưng phát sinh đều đặn hàng tháng bạn nên tham gia sản phẩm tiết kiệm gửi góp để tích lũy dần trong tương lai. Với khoản tiền không cố định bạn hãy nghĩ đến tiết kiệm tự động để thuận tiện cho việc gửi tiền…

Chọn ngân hàng gửi tiền

_ Tham khảo thông tin từ báo chí hay người thân và bạn bè để chọn ngân hàng lớn, uy tín, vì hầu như ngân hàng nhỏ lẻ có lãi suất hấp dẫn nhưng lại nhiều rủi ro và ngân hàng lớn sẽ dễ giao dịch hơn.

_ Chọn Ngân hàng có lãi suất cao hơn: Trong các ngân hàng uy tín, bạn sẽ so sánh mức lãi suất của các sản phẩm, kỳ hạn tương ứng để lựa chọn ngân hàng tốt nhất.

_ Chọn Ngân hàng mà mình thích: Giác quan của người phụ nữ tốt lắm vì thế các bạn nên tận dụng. Thử vào Ngân hàng xem cách nhân viên tiếp chuyện, thao tác, xử lý,...nếu thấy tốt thì mới chọn Ngân hàng đó.

Chọn kỳ hạn gửi tiền phù hợp

Hiện nay, có 2 loại tiết kiệm được các ngân hàng theo kỳ hạn là ngắn hạn (từ 1 - dưới 12 tháng) và dài hạn (trên 12 tháng). Cũng có ngân hàng đang có những sản phẩm tiền gửi chỉ 1, 2, 3 tuần.

Các bạn xác định mục đích gửi tiền và nên dự trù trước thời gian sử dụng số tiền để đưa ra một kỳ hạn gửi hợp lý, nhằm nhận được số tiền lãi tối đa. Ngoài ra, phương thức trả lãi mà ngân hàng áp dụng cũng quan trọng. Thường có 2 dạng là lãi suất cố định (lãi sẽ được trả cuối kỳ) và lãi suất thả nổi (lãi điều chỉnh tùy thời gian và tùy ngân hàng).

Cá nhân tôi thì do tiền không cần dùng đến trong thời gian dài nên tôi chọn gửi kỳ hạn dài, hưởng lãi cuối kỳ và để lãi nhập vào vốn luôn. Đó là cách gom tiền thành đống lớn nhất.

Hãy quan tâm đến dịch vụ và tiện ích kèm theo

Ai nói cái này không quan trọng bởi đây là lợi ích của chúng. Hiện nay để thu hút tiền gửi và để cạnh tranh, nhiều chương trình khuyến mại (rút thăm trúng thưởng, nhận quà tặng,…) hay mấy tiện ích như cho phép chuyển tiền thông qua Internet, bảo hiểm tiền gửi, cầm cố sổ tiết kiệm để vay vốn…bạn thoải mái lựa chọn.

Theo P.Lễ (VietNamNet)