Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong quý I/2016 khá thấp, chỉ ở mức 5,6%, HSBC nhắc lại trong Báo cáo triển vọng kinh tế châu Á mới nhất.
Nhưng những số liệu được công bố gần đây lại cho thấy đà tăng trưởng đã được cải thiện, ngân hàng nhận định.
Ngành nông nghiệp và thủy sản tiếp tục đối mặt với vấn đề gián đoạn nguồn cung do những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt (như El Niño).
Nhưng mức tăng trưởng khiêm tốn của sản lượng các nhóm ngành chính lại cho thấy Việt Nam đã vượt qua thời kỳ gián đoạn nguồn cung tồi tệ nhất.
Trong khi đó, đà tăng trưởng ở nhóm ngành thứ cấp cũng đã cải thiện, với mức tăng từ 7,1% trong quý I/2016 lên 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhóm ngành sản xuất tăng mạnh, bù đắp cho hoạt động xây dựng đang chững lại.
Cuối cùng, nhóm ngành dịch vụ cũng có những chuyển biến tích cực so với quý trước, tăng từ 6,0% trong quý I/2016 lên 6,6% so với cùng kỳ năm trước trong quý II/2016.
Nhóm ngành xuất khẩu vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn do nhu cầu thế giới suy yếu nhưng nhu cầu nội địa nhiều khả năng sẽ tăng mạnh hơn trong nửa sau năm 2016.
Hoạt động sản xuất tăng mạnh trong quý II trong khi tình hình đi xuống của nông nghiệp dần dịu lại. |
Bộ máy lãnh đạo mới ở Việt Nam sẽ không hạ mục tiêu tăng trưởng GDP cho năm 2016 (6,7%) dù chỉ số GDP quý I không mấy khả quan.
Thông số GDP trong quý II/2016 góp phần khẳng định nhận định của HSBC: Việt Nam rất khó đạt được chỉ tiêu tăng trưởng đề ra.
Nhưng nhà nước sẽ vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy nhu cầu gia tăng và khuyến khích đầu tư, ví dụ như hoãn kế hoạch thắt chặt tín dụng cho lĩnh vực cho thuê bất động sản.
HSBC vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP cho năm 2016 và 2017 lần lượt ở mức 6,3% và 6,6%.
Cán cân thanh toán ở mức 0,7% GDP
Điều đáng mừng là chính mức tăng trưởng quý I và quý II/2016 trong vòng kiểm soát đã giúp phục hồi các yếu tố cân bằng bên ngoài: Cán cân thương mại một lần nữa cải thiện sau thời gian suy yếu với thâm hụt ở mức 3,6 tỷ USD trong năm 2015.
Vì vậy, HSBC đã điều chỉnh lại dự báo tài khoản vãng lai năm 2016, tăng lên 0,7% GDP (so với mức thâm hụt trị giá 0,7% GDP).
Điều này có nghĩa HSBC vẫn kỳ vọng tài khoản vãng lai sẽ giảm xuống mức thâm hụt trong năm 2017 khi tăng trưởng tăng nhanh.
Vốn ngoại dồi dào
May mắn thay, Việt Nam tiếp tục nhận nguồn FDI dồi dào, giúp cán cân thanh toán duy trì ở mức dư dả và tạo điều kiện cho dự trữ ngoại hối phục hồi.
Từ đầu năm đến tháng Sáu, nguồn FDI được giải ngân cán mốc 7,3 tỷ USD, đánh dấu tốc độ tăng trưởng 15,1% so với cùng kỳ năm trước.
Với nhiều nhà máy bắt đầu hoạt động trong năm nay, HSBC dự báo FDI sẽ chiếm tỷ lệ ngày càng nhiều trong thị phần xuất khẩu quốc tế của Việt Nam, cho phép ngành hàng hải tiếp tục đạt mức tăng trưởng một chữ số cao thậm chí trong bối cầu nhu cầu quốc ngoại chậm lại.
Thâm hụt ngân sách đạt 6,6% GDP
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) toàn phần đã tăng từ 0,8% so với cùng kỳ năm trước vào tháng Giêng lên 2,4% so với cùng kỳ năm trước vào tháng Sáu.
Trong khi lạm phát cơ bản vẫn nằm trong vòng kiểm soát, dao động từ 1,6% đến 2,0% so với cùng kỳ năm trước trong suốt một năm qua, nhu cầu nội địa dồi dào cùng tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ cho thấy vấn đề nới lỏng tiền tệ sẽ bị giới hạn hơn trước.
Lạm phát tăng dần làm hạn chế khả năng nới lỏng tiền tệ nhiều hơn. |
HSBC dự báo lạm phát toàn phần sẽ đạt ngưỡng mục tiêu 5% của Nhà nước vào cuối nửa đầu năm 2017.
Đáp trả lại, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có khả năng sẽ nâng lãi suất ở kênh Thị trường Mở thêm 50bp (điểm cơ bản), lên mức 5,5% trong quý III/2017.
Khả năng nhà nước nới lỏng tài chính cũng bị giới hạn. Lợi nhuận không gia tăng đáng kể cùng với giá dầu suy yếu cho thấy thâm hụt ngân sách nhiều khả năng vẫn tăng cao, hạn chế khả năng nhà nước tăng cường chi phí đầu tư tài sản cố định.
Trong năm 2016, HSBC dự đoán thâm hụt ngân sách sẽ nới rộng lên mức 6,6% GDP, khiến tỷ lệ nợ công trên GDP tiến đến ngưỡng giới hạn 65% do Quốc hội đặt ra.
Chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam theo dự đoán của HSBC. |