Thông tin “chỉ còn 45.000 tỷ đồng vốn ngân sách” đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận những ngày gần đây, tuy nhiên, việc một số ý kiến hiểu chưa đầy đủ về cấu phần ngân sách có thể dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc.
Con số “45.000 tỷ đồng” này chỉ là khoản mục còn lại của vốn “đầu tư phát triển” - một khoản mục tương đối nhỏ trong cấu phần của các khoản chi ngân sách Trung ương nói chung, chứ không phải của toàn bộ ngân sách. |
“45.000 tỷ đồng này không biết phải làm gì, chưa nói đến phải trả nợ. Trả nợ xong gần như không có tiền để làm gì cả”, Bộ trưởng nói.
Sau đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết con số “45.000 tỷ đồng vốn ngân sách” Trung ương mà Bộ trưởng Vinh nêu chưa tính thêm 50.000 tỷ đồng vốn ODA, cho nên con số thực tế để vốn ngân sách Trung ương cho “đầu tư phát triển” có thể điều tiết năm 2016 là khoảng 95.000 tỷ đồng.
Trong số 95.000 tỷ đồng trên, theo quy định thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyền phân bổ 45.000 tỷ đồng, còn 50.000 tỷ đồng vốn ODA thì “tự động” được giải ngân theo các hiệp định đã ký trước đó.
Như vậy, con số “45.000 tỷ đồng” này chỉ là khoản mục còn lại của vốn “đầu tư phát triển” - một khoản mục tương đối nhỏ trong cấu phần của các khoản chi ngân sách Trung ương nói chung, chứ không phải của toàn bộ ngân sách.
Thực tế, theo kế hoạch Chính phủ trình Quốc hội, tổng thu cân đối ngân sách năm 2016 là 1.014.500 tỷ đồng. Theo dự toán, chi nhiều hơn thu nên theo kế hoạch bội chi 2016 ở mức 4,95% GDP, tương đương 254.000 tỷ đồng - tăng 28.000 tỷ đồng so với năm 2015.
Như vậy có thể suy ra tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2016 theo dự toán vào khoảng 1.268.500 tỷ đồng. Trong đó có chi cho đầu tư phát triển; chi cho phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính; chi cho trả nợ và viện trợ.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến ngày 15/10/2015 ước đạt 709,8 nghìn tỷ đồng, trong khi tổng chi ngân sách ước đạt 867,7 nghìn tỷ đồng.