Theo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), việc tăng hay giảm số lượng hải sản nhập khẩu phụ thuộc vào nhu cầu của các doanh nghiệp trên thị trường.
Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý về công tác kiểm dịch nhập khẩu thủy sản của Bộ NN&PTNT cho biết số lượng nhập khẩu hải sản tăng theo việc kinh doanh của các doanh nghiệp trên cơ sở cung cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng nông sản trong 8 tháng đầu năm. Đồ họa: Hiếu Công. |
Theo Cục Thú y, từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã nhập 47.700 tấn thủy sản đông lạnh, ướp lạnh để làm thực phẩm. Trong số đó, có 46.400 tấn các loại cá, mực, tôm biển. Loại này chủ yếu nằm ở dạng đông lạnh, ngoài ra còn có 1.300 cá biển các loại hải sản khác.
Cục Thú y cũng cho biết số lượng doanh nghiệp đăng ký kiểm dịch nhập khẩu động vật thủy sản làm thực phẩm trong năm 2017 là khoảng 247 doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp giảm nhẹ so với năm 2016 là 249.
Một loại cua nhập khẩu từ Canada được bán với giá 2,8 triệu đồng/kg. Ảnh: Hiếu Công. |
Trước đó, Tổng cục Thống kê cho biết hải sản là một trong những mặt hàng nông sản mà Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất 6 tháng đầu năm 2017. 6 tháng đầu năm, Việt Nam bỏ ra 900 triệu USD để nhập thủy sản. Giá trị nhập khẩu thuy sản chỉ đứng thứ 2 trong các mặt hàng nông sản, thấp hơn một chút so với lĩnh vực rau quả.
8 tháng đầu năm, Việt Nam bỏ ra 1,06 tỷ USD nhập khẩu rau quả, 588 triệu USD nhập sữa và các sản phẩm từ sữa, 725 triệu USD nhập lúa mỳ…
Nhiều loại hải sản nhập ngoại như tôm hùm Canada, cua Alaska... có giá lên tới vài triệu đồng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn sẵn sàng bỏ tiền để thưởng thức. |
Theo Hiếu Công (Tri Thức Trực Tuyến)