Giữa cơn "bão giá", lợn rừng vẫn bán được 120.000 đồng/kg hơi

04/05/2017 09:03:00

Đó là ông Lý Văn Lâm, chủ trang trại lợn rừng ở thôn 4, xã Gia Lâm, huyện Nho Quan (Ninh Bình). Dù thời điểm hiện tại giá lợn hơi đã và đang rớt thê thảm song sản phẩm lợn rừng của ông Lâm vẫn được giá, thậm chí có lúc gia đình ông còn không có đủ hàng để cung cấp cho khách.

Đó là ông Lý Văn Lâm, chủ trang trại lợn rừng ở thôn 4, xã Gia Lâm, huyện Nho Quan (Ninh Bình). Dù thời điểm hiện tại giá lợn hơi đã và đang rớt thê thảm song sản phẩm lợn rừng của ông Lâm vẫn được giá, thậm chí có lúc gia đình ông còn không có đủ hàng để cung cấp cho khách.

Hiện, trang trại của ông Lâm đang nuôi trên dưới 100 con lợn rừng, gồm con giống và thương phẩm. Ông Lâm cho biết, khác với phương pháp nuôi nhốt chuồng truyền thống, gia đình ông biết dựa vào địa hình rừng núi để chăn thả lợn rừng nhằm cung cấp ra thị trường con đặc sản có thịt ngon, chất lượng nhất.

giua con

Toàn cảnh diện tích trang trại lợn rừng rộng trên 4ha của gia đình ông Lâm ở huyện Nho Quan (Ninh Bình).

“Do được nuôi thả hoang dã trên núi đá và trong thung lũng nên lợn có chất lượng thịt rất ngon, thơm nên luôn được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh rất ưa chuộng, đặt hàng thường xuyên, thậm chí có thời điểm trang trại còn không đủ hàng để cung cấp cho khách” – ông Lâm tiết lộ.

giua con

Đàn lợn rừng được ông Lâm chăn thả tự nhiên trên các khu đồi núi đá nên có chất lượng thịt rất thơm và ngon.

Mặc cho thời điểm này giá lợn hơn ở các tỉnh, thành trong cả nước đã xuống “chạm đáy”, lợn rừng của ông Lâm vẫn bán được giá cao khoảng từ 110.000 đồng đến 120.000 đồng/kg lợn hơi thương phẩm. Lý giải nghịch lý này, ông Lâm cho rằng: “Lợn rừng là con đặc sản luôn có thị trường riêng nên không bao giờ phải lo cạnh tranh với lợn, gà thường. Khách mua giống lợn hoang dã này về ăn chủ yếu là các gia đình có điều kiện hay các đại gia giàu có ở thành phố, bởi thế nên người làm nghề này luôn có thu nhập cao và bền vững”.

giua con

 Ông Lâm cho biết, trung bình mỗi năm gia đình ông cung cấp ra thị trường trên dưới 100 con lợn thương phẩm, ước tính doanh thu của ông lên đến trên 600 triệu đồng.

Chia sẻ về bí quyết nuôi lợn rừng, ông Lâm cho hay: “Lợn rừng là giống đặc sản, cơ thể chúng có sức đề kháng mạnh nên ít bị bệnh. Đặc biệt việc cung cấp thức ăn cho lợn rừng cũng rất sẵn gồm các phụ phẩm nông nghiệp hay các cây cỏ ngoài tự nhiên nên việc nuôi lợn rất nhàn hạ”.

giua con

Ông Lâm chặt cây chuối cho đàn rừng ăn tại trang trại của gia đình.

Anh Phạm Văn Thao, chủ trang trại lợn rừng ở TP.Tam Điệp (Ninh Bình) cho biết, hiện trang trại của gia đình anh đang nuôi hàng chục con lợn rừng, trung bình mỗi con có trọng lượng từ 30kg đến trên 70kg. “Hiện, trang trại của tôi đã và đang nhận được khá nhiều đơn đặt hàng, phần lớn trong số đó là các đại gia quen biết ở trong tỉnh. Những khách hàng này họ mua rất thoáng, chỉ cần lợn ngon, chuẩn giá cả đối với họ không quan trọng đâu”.

giua con

Cận cảnh đàn lợn rừng giống thuần chủng tại trang trại của ông Lâm ở huyện Nho Quan (Ninh Bình)

 

Vẫn biết, không phải ai cũng có điều kiện để nuôi lợn rừng như trường hợp của ông Lâm. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế của PV Dân Việt, thời điểm này vẫn có rất nhiều hộ dân tìm được hướng đi cho riêng mình để vượt lên làm giàu cho bản thân.

Theo Hải Đăng (Dân Việt)

Nổi bật