Thị trường vàng trong nước ngày 1/9, Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji, niêm yết vàng miếng ở mức 56,5 – 57,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Chênh lệch giá mua vào – bán ra là 1 triệu đồng.
Công ty Phú Quý niêm yết vàng miếng SJC ở mức giá 56,67 – 57,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Nhẫn tròn trơn 999.9 giá 50,07 – 51,18 triệu đồng/lượng, đều giữ nguyên so với phiên trước.
Tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, vàng SJC niêm yết 56,7 – 57,4 triệu đồng/ lượng (mua vào - bán ra) ở cả hai chi nhánh Hà Nội và TP. HCM, giữ nguyên ở cả 2 chiều so với phiên trước đó. Ngược lại, giá vàng nhẫn 9999 SJC ở mức 50,9 – 51,8 triệu đồng/lượng, không đổi.
Sáng 1/9, (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới ở mức 1.811,8 USD/oucne. Giá vàng giảm nhẹ so với phiên trước đó, sau cú nhảy vọt hồi cuối tuần trước, sau phát biểu của Chủ tịch Fed.
Trong cuộc phỏng vấn mới đây với Kitco News, Nitesh Shah, Giám đốc nghiên cứu của WisdomTree cho rằng, nhìn vào đồng USD, lãi suất và lạm phát, giá vàng nên giao dịch quanh mức 2.000 USD/ ounce.
Tuy nhiên, kế hoạch giảm mua trái phiếu của Fed vào cuối năm và khả năng tăng lãi suất vào cuối năm 2022 có thể hạn chế giá vàng trong tương lai.
Shah dự báo, giá vàng sẽ tăng lên 1.970 USD / ounce vào quý 4 năm 2021. “Vàng đang đối mặt với một số khó khăn, nhưng nó được định giá quá thấp và có nguy cơ chúng ta thấy một đợt điều chỉnh tăng", Giám đốc nghiên cứu của WisdomTree nhận định
Trên thị trường tiền tệ, sáng 1/9, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm USD ở mức 23.109 VND, tiếp tục giảm so với phiên trước.
Tại các ngân hàng thương mại, cụ thể, Ngân hàng Vietcombank (hội sở chính), giá USD được niêm yết mức 22.650 - 22.880 đồng/USD, không thay đổi.
Còn Ngân hàng Tiên Phong niêm yết giá USD ở mức 22.630 - 22.868 đồng/USD, giảm 10 đồng so với phiên trước.
Theo Việt Linh (Tiền Phong)