Giá vàng trong nước
Kết thúc phiên giao dịch 10/11, giá vàng 9999 trong nước được SJC và Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:
SJC Hà Nội: 66,30 triệu đồng/lượng - 67,30 triệu đồng/lượng
Doji Hà Nội: 66,30 triệu đồng/lượng - 67,30 triệu đồng/lượng
SJC TP.HCM: 66,30 triệu đồng/lượng - 67,32 triệu đồng/lượng
Doji TP.HCM: 66,30 triệu đồng/lượng - 67,30 triệu đồng/lượng
Giá vàng quốc tế
Đêm 10/11 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.732 USD/ounce. Vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.735 USD/ounce.
Giá vàng thế giới đêm 10/11 thấp hơn khoảng 4,9% (89 USD/ounce) so với đầu năm 2022. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 52,2 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 15,1 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 10/11.
Giá vàng trên thị trường quốc tế tăng dựng đứng từ dưới 1.710 USD có lúc lên gần 1.740 USD/ounce sau khi Mỹ công bố lạm phát suy giảm nhanh và USD giảm giá.
Vàng tăng giá chủ yếu do USD suy yếu.
Đêm 10/11, Mỹ công bố chỉ số CPI tháng 10 tăng 7,7% so với cùng kỳ, thấp hơn mức 8,2% ghi nhận trong tháng 9 và xa dần kỷ lục 9,1% ghi nhận trong tháng 6.
Như vậy, lạm phát ở Mỹ đã tạo đỉnh và đi xuống khá nhanh.
Với diễn biến mới này, nhiều khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cân nhắc việc giảm mức độ thắt chặt chính sách tiền tệ và mục tiêu lãi suất có thể sẽ không lên mức 5-6% (từ mức 4% như hiện tại) như lo ngại của thị trường.
Một đồng USD suy giảm giúp đẩy giá vàng và nhiều mặt hàng khác đi lên.
Sự suy giảm nhanh chóng của lạm phát có thể khiến thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trở lại.
Dự báo giá vàng
Với tín hiệu mới và cú bứt phá nhanh của vàng, mặt hàng kim loại quý có thể duy trì vững chắc hơn trên mức 1.700 USD/ounce và không cần thêm thời gian để kiểm chứng ngưỡng này.
Bên cạnh đó, mùa cao điểm tiêu thụ vàng ở khu vực châu Á cũng giúp hỗ trợ mặt hàng kim loại quý.
Theo Mạnh Hà (VietNamNet)