Chỉ số công nghệ Dow Jones đóng cửa phiên với mức giảm 296,24 điểm xuống còn 24.688,31, sau khi hồi phục từ mức thấp nhất trong phiên là 539 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 2,1% còn 7.167,21 điểm, với mức giảm thấp nhất là 3%. Chỉ số S&P 500 giảm 1,7% xuống 2.658,69 điểm và nhanh chóng bước vào vùng điều chỉnh.
7 trong số 11 ngành thuộc S&P 500 đều giảm ít nhất 10% so với mức đỉnh trong 52 tuần, trong đó bao gồm các ngành năng lượng, tài chính và vật liệu. Khoảng 3/4 cổ phiếu thuộc chỉ số này cũng đang trong giai đoạn điều chỉnh.
Sam Stovall, chiến lược gia đầu tư của CFRA Research, cho biết: "Sự điều chỉnh 19,7% trong năm 2011 là rất sát với thị trường con gấu như những gì chúng ta chứng kiến trong những năm gần đây. Tôi không nghĩ chúng ta đang ở vị trí tương tự như thế, nhưng chúng ta đang thực hiện một sự điều chỉnh sâu hơn so với hồi tháng 1 và đầu tháng 2". Ông còn lưu ý rằng các nhà đầu tư đang nhận ra rằng báo cáo thu nhập cao sẽ làm chậm lại những động thái trong tương lai, do đó họ đang định giá.
Trong số những nguyên nhân khiến thị trường chứng kiến cú giảm mạnh trong phiên giao dịch này, thì những báo cáo thu nhập không đạt kỳ vọng từ những công ty công nghệ lớn khiến dữ liệu kinh tế bị ảnh hưởng là yếu tố chính.
Cổ phiếu của Amazon đã giảm 7,8% sau khi công ty công bố báo cáo hàng quý mới nhất vào hôm thứ Năm. Trong khi đó Alphabet cũng giảm 5,6%, khi đóng cửa phiên là 1,8%. Báo cáo thu nhập của cả hai công ty đều vượt xa dự báo của các nhà phân tích, nhưng doanh thu lại giảm.
Đã có những "kỳ vọng lớn" đối với mùa báo cao thu nhập năm nay, King Lip, chiến lược gia trưởng tại Baker Avenue Asset Management, cho hay. Ông nói thêm: "Các bản báo cáo này không tuyệt vời như những gì mọi người dự báo. Cụ thể là Amazon, những dự đoán của tương lai lại cao một cách bất ngờ."
Cú sụt giảm này có lẽ đủ để "bù đắp" cho báo cáo lạc quan hơn dự kiến về tăng trưởng của kinh tế Mỹ. Bộ Thương mại cho biết tốc độ tăng trưởng của Mỹ đạt 3,5% trong quý III, ước tính trước đó là 3,4%. Chính phủ nước này cũng cho biết chỉ số tiêu dùng cá nhân (PCE) tăng 1,6% trong quý trước.
Thị trường chứng khoán đã "rung lắc" trong những tuần gần đây do những lo ngại về lạm phát gia tăng, cùng việc nâng lãi suất và cắt giảm dự báo lợi nhuận công ty. Bởi chỉ số PCE là thước đo lạm phát chủ yếu của Fed, nên bất kỳ dấu hiệu nào cũng có thể sẽ ngăn cản ngân hàng trung ương trong việc tăng lãi suất chỉ trong một đêm.
Các chỉ số lớn đều ghi nhận những mức sụt giảm mạnh trong tuần. S&P 500 và Dow Jones giảm 3,9% và 3% trong tuần này. Nasdaq cũng giảm 3,8%.
Sự lao dốc của phiên giao dịch này lại đã thêm vào mức giảm mạnh nhất trong tháng. Trong tháng 10, S&P 500 đã giảm 8,8%, Dow Jones giảm 8,8%. Trong khi đó, Nasdaq cũng mất 10,9%. Dow Jones hiện đang trên đà giảm mạnh nhất tính trong 1 tháng kể từ tháng 5 năm 2010 và S&P 500 đang chứng kiến mức sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 2 năm 2009. Còn Nasdaq đang ở mức giảm mạnh nhất trong vòng 1 tháng kể từ tháng 10 năm 2008.
Theo Hương Giang (Soha/Trí Thức Trẻ)