Đại gia sắp mở cửa hàng Zara tại Việt Nam giàu cỡ nào?

13/03/2016 14:56:00

Việt Nam sẽ nằm trong kế hoạch mở rộng thị trường của hãng bán lẻ thời trang lớn nhất thế giới Zara năm nay, bên cạnh New Zealand, Paraguay, Aruba và Nicaragua.

Việt Nam sẽ nằm trong kế hoạch mở rộng thị trường của hãng bán lẻ thời trang lớn nhất thế giới Zara năm nay, bên cạnh New Zealand, Paraguay, Aruba và Nicaragua.

Việt Nam sẽ nằm trong kế hoạch mở rộng thị trường của Zara năm nay, bên cạnh New Zealand, Paraguay, Aruba và Nicaragua.

Tuy nhiên, chính lãnh đạo này cũng cho biết, việc bán hàng qua kênh truyền thống ngày càng mang lại ít hiệu quả hơn cho hãng.

Dù mở tới 330 cửa hàng trong năm qua, nhưng hãng sẽ thay đổi chính sách bán hàng theo xu hướng mới của thế giới.

"Các cửa hàng truyền thống thường thu hút một lượng khách lớn đến để xem hàng và thử đồ, nhưng 1/3 số hàng bán lại là qua kênh trực tuyến.

Tất nhiên, chúng tôi sẽ mở rộng hệ thống phân phối, với vị trí đắc địa, phục vụ tốt, nhưng cũng sẽ chú trọng vào phân phối online", ông Isla cho hay.

Giám đốc điều hành của gã khổng lồ hàng hiệu bình dân chia sẻ rằng ngân sách mở rộng cửa hàng trong vài năm tới sẽ chỉ tăng 6-8%, thay vì mức 8-10% dự kiến trước đó.

Tổng số cửa hàng trên toàn cầu của hãng cuối năm 2015 đã lên đến 7.013, từ mức 2.692 trong năm 2005.

Trong khi đó, tất cả các nhãn hiệu thuộc sở hữu của Inditex sẽ có mặt trên các gian hàng trực tuyến tại châu Âu, và Thổ Nhĩ Kỳ ngay vào cuối năm nay.

Đây là sự thay đổi nhỏ nhưng mang lại ý nghĩa lớn cho tập đoàn của tỷ phú giàu thứ 2 thế giới Amancio Ortega. Bình thường, một cửa hàng cỡ lớn của Inditex sẽ phải có diện tích lên tới 4.400 m2, và hãng sẽ phải chi không ít tiền để trả chi phí thuê.

"Bán hàng trên mạng cũng giống như kinh doanh ở cửa hàng 1 m2.

Không gian bán lẻ ít hơn sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn, bởi sự tăng trưởng doanh thu trong tương lai phụ thuộc lớn vào việc tiết giảm chi phí", chuyên gia phân tích Simon Bowler của Exane BNP Paribas viết trong báo cáo phân tích về Inditex hôm thứ 4 vừa qua.

Hãng bán lẻ thời trang lớn nhất thế giới này cũng vừa công bố báo cáo tài chính năm 2015. Theo đó, lợi nhuận trước thuế của hãng đạt 3,74 tỷ euro, tăng gần 500 triệu euro so với năm trước đó.

Kết quả kinh doanh của hãng khớp với dự báo của nhà đầu tư, được hỗ trợ phần nào nhờ đồng euro yếu đi so với nhiều tiền tệ khác.

Doanh thu ròng của hãng tăng 15,4% lên 20,9 tỷ euro. Riêng chuỗi cửa hàng Zara có doanh thu tăng 17,5% lên 13,6 tỷ euro.

Các thương hiệu khác thuộc Inditex cũng có sự tăng trưởng. Doanh thu Bershka tăng 12,7%, Massimo Dutti tăng 6% và Pull & Bear là 10,4%. Inditex hiện có hơn 152.000 nhân viên chính thức, so với hơn 137.000 năm ngoái.

Dù vậy, cổ phiếu công ty này lại giảm 10% trong 3 tháng qua do lo ngại biến động tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Hiện vốn hóa Inditex là gần 92 tỷ euro.

Ông chủ của tập đoàn Inditex có kế hoạch mở cửa hàng Zara ở Việt Nam là tỷ phú người Tây Ban Nha Amancio Ortega - người từng có thời điểm soán ngôi giàu có nhất thế giới của tỷ phú người Mỹ Bill Gates.

Nhà sáng lập kiêm chủ tịch tập đoàn thời trang Inditex hiện đang có tổng tài sản ở mức 79,8 tỷ USD. Phần lớn tài sản của Ortega nằm ở cổ phần 60% mà ông nắm giữ trong Inditex - tập đoàn sở hữu thương hiệu Zara đình đám.
 

Amancio Ortega - chủ tập đoàn Inditex.

 
Tài sản của ông liên tục nhân lên nhờ cổ phiếu tăng giá. Riêng thương hiệu thời trang Zara của ông hiện đã có 6500 cửa hàng tại 88 quốc gia trên thế giới, doanh thu mỗi năm đạt hơn 18 tỷ Euro.

Sau khi vị tỷ phú Ortega từ chức và bổ nhiệm Giám đốc điều hành Pablo Isla vào vị trí Chủ tịch Inditex - tập đoàn này tiếp tục đạt doanh thu khủng.

Trên thực tế, Zara không phải thương hiệu quần áo duy nhất mà Inditex đang sở hữu.

Hãng còn đang nắm một loạt các thương hiệu khác khiến giới sành thời trang thế giới “phát sốt”, bao gồm Massimo Dutti, Zara Home, Kiddy’s Class, Tempe, Stradivarious, Pull and Bear, và Bershka.

Theo Ngọc Anh (Đời Sống & Pháp Luật)

Nổi bật