Đại gia ăn chay, làm chùa cúng dường ngàn tỷ

31/05/2016 09:40:00

 Theo các đại gia, xây chùa không chỉ tạo nên một công trình cho đời mà còn đem lại cảm giác an nhiên, nhẹ nhõm, đồng thời tạo cho cộng đồng cư dân một nơi sinh hoạt tâm linh cho cả dân cư quanh vùng và khách thập phương.

 Theo các đại gia, xây chùa không chỉ tạo nên một công trình cho đời mà còn đem lại cảm giác an nhiên, nhẹ nhõm, đồng thời tạo cho cộng đồng cư dân một nơi sinh hoạt tâm linh cho cả dân cư quanh vùng và khách thập phương.

Ngôi chùa tháp này có chiều cao 150m, nền móng rộng 10.000 m2. Chùa Tháp có thể chứa được từ 5.000-10.000 người trong cùng một thời điểm. Theo kế hoạch, đây sẽ là một trong những Tháp phật giáo lớn nhất thế giới.

Đại gia xây chùa, chùa bái đính, đại tượng phật, phật giáo, công đức xây chùa, Trầm Bê, đại gia Xuân Trường, tập đoàn Nam Cường, Huỳnh Uy Dũng
Ông Trường với công trình xây dựng chùa nổi tiếng

Nhắc tới ông Trường, mọi người biết tới ông là một doanh nhân đóng góp nhiều công lao xây dựng chùa. Ở Ninh Bình, ông là một trong những người có công gây dựng chùa Bái Đính. Đó là ngôi chùa nổi tiếng trong khu vực với những kỷ lục như: tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á; tượng phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á; chuông đồng lớn nhất Việt Nam (36 tấn).

Ông Nguyễn Văn Trường được coi là một đại gia ẩn mình, là người sùng đạo Phật, có cuộc sống bình dị ăn chay trường từ nhiều năm nay. Ông ít khi xuất hiện trên báo chí và thường từ chối chụp ảnh với cả những người bạn làm báo thân thiết nhất, bởi theo ông, những việc mình làm “không có gì to tát”.

 

Đại gia xây chùa, chùa bái đính, đại tượng phật, phật giáo, công đức xây chùa, Trầm Bê, đại gia Xuân Trường, tập đoàn Nam Cường, Huỳnh Uy Dũng
Ông Trầm Bê gắn liền với nhiều ngôi chùa ở phía Nam

Trong danh sách những người có công xây chùa phải kể tới ông Trầm Bê. Số tiền mà đại gia Trầm Bê đã bỏ ra để xây dựng 9 ngôi chùa có con số hơn trăm tỷ. Năm 2004, gia đình ông đã phát tâm phục chế và cải tạo chùa Vàm Ray với tổng chi phí gần 60 tỷ đồng. Ngoài ra, vị đại gia này còn bỏ ra 6 tỷ để xây một ngôi chùa ở Vũng Liêm, Vĩnh Long.

Ông Trầm Bê là người theo Phật giáo Nam tông Khơ-me. Chính vì đã có thời gian tu học ở chùa Vàm Ray, nên khi bước ra đời, giỏi làm ăn, khi phất lên thành đại gia, ông Trầm Bê đã không quên ơn nơi đã từng cưu mang mình. Ông Trầm Bê đã bỏ ra hơn 50 tỷ để biến ngôi chùa đã mục nát này thành một ngôi chùa tráng lệ, lớn nhất tỉnh Trà Vinh. 

Một doanh nhân khác cũng nổi đình nổi đám không kém là ông Huỳnh Uy Dũng với khu Đại Nam Quốc tự được đầu tư tới 3.000 tỉ đồng. Với 450 ha, khu du lịch là chuỗi các đình, đền, tường thành, núi non, sông nước, biển nhân tạo, vườn thú,... được xây dựng trải dài gần 20 km.

Đại gia xây chùa, chùa bái đính, đại tượng phật, phật giáo, công đức xây chùa, Trầm Bê, đại gia Xuân Trường, tập đoàn Nam Cường, Huỳnh Uy Dũng
Ông Huỳnh Uy Dũng cũng góp nhiều công xây dựng chùa

Thêm một ngôi chùa được tư nhân đầu tư xây dựng mới là chùa Đại Từ Ân (Thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội). Đây là ngôi chùa đầu tiên rộng 2 ha được xây dựng trong khu đô thị mới bao gồm Tam bảo, nhà tổ, nhà tăng, giảng đường, ký túc xá, thư viện, hội trường,... được xây dựng trên 2 tầng. 

Đặc biệt, tam bảo và nhà tổ được sử dụng toàn bộ bằng gỗ lim Lào. Hệ thống  tượng Phật được làm theo lối giả cổ và thếp vàng thực sự độc đáo, khác hẳn các ngôi chùa hiện có. Theo Nguyễn Vũ Băng, một doanh nhân, kinh phí xây chùa khoảng 120 tỷ đồng do công ty tài trợ, công đức.
 
Đại gia xây chùa, chùa bái đính, đại tượng phật, phật giáo, công đức xây chùa, Trầm Bê, đại gia Xuân Trường, tập đoàn Nam Cường, Huỳnh Uy Dũng
Tượng Phật đồng lớn nhất Đông Nam Á 

Năm 2014, gia đình ông chủ Nam Cường cũng gây chú ý khi góp công tu tạo và xây dựng lại ngôi chùa ở tỉnh Nam Định. Đặc biệt, pho đại tượng Phật tọa lạc ở chính giữa sân phía trước Đại hùng Bảo điện Trúc Lâm Thiên Trường. 

Chiều cao của đài sen là 2,8m. Đại tượng Phật có trọng lượng 150 tấn, trong đó tỷ lệ đồng chiếm khoảng 90%, thiếc sao vàng khoảng 7%, chì dẻo khoảng 3% với giá trị thực hiện gần 80 tỷ đồng.

Công trình này được thực hiện dưới sự cúng tiến của ông chủ tập đoàn Nam Cường. Sau khi ông Cường mất đi, gia đình ông và Tập đoàn Nam Cường tiếp tục thực hiện công trình này để thể hiện tình cảm trân trọng, ngưỡng mộ, tin tưởng và thành kính với Phật giáo.

Theo Nam Hải (VietNamNet)