Nguyên nhân do tổ chức đăng ký giao dịch chưa họp Đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ) 2023 trong thời hạn tối đa kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính theo quy định.
Trước đó, FLC được đưa vào diện hạn chế giao dịch ngày 22/5 do chậm nộp báo cáo tài chính (BCTC) 2022 đã được kiểm toán quá 45 ngày. Ngoài ra, FLC vẫn đang nằm trong diện đình chỉ giao dịch kể từ ngày 24/2 do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin.
Theo giải trình, FLC cho biết công ty chưa thể phát hành các BCTC kiểm toán năm 2021 và cũng chưa có cơ sở để thực hiện kiểm toán BCTC 2022.
FLC chưa chuẩn bị được đầy đủ tài liệu họp để tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, do đó chưa thể tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 theo quy định
Mới đây, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM vừa có công văn về việc hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu AMD của CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone và GAB của CTCP Đầu tư Khai khoáng và Quản lý tài sản FLC, ROS của CTCP Xây dựng FLC Faros và HAI của Công ty cổ phần Nông dược H.A.I.
Tin doanh nghiệp Thị trường chứng khoán còn một số sự kiện quan trọng khác của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn.
* LVS: Chứng khoán Liên Việt công bố BCTC quý II/2023, ghi nhận doanh thu hoạt động đạt gần 8 tỷ đồng, tăng 73% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận đạt gần 4 tỷ đồng.
* TCH: CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy công bố mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất năm 2023 đạt 2.200 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 550 tỷ đồng, lần lượt tăng 5,1% và 14,5% so với thực hiện năm 2022.
* PIC: CTCP Đầu tư Điện lực 3 công bố BCTC quý II và luỹ kế nửa đầu năm 2023. Doanh thu thuần của PIC đạt 68,5 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 25,3 tỷ đồng, lần lượt giảm 2% và 8,3% so với nửa đầu năm 2022.
* DSC: CTCP Chứng khoán DSC trình cổ đông việc hủy đăng ký giao dịch cổ phiếu tại HNX và niêm yết toàn bộ cổ phiếu lên HOSE. Thời gian triển khai sẽ giao và ủy quyền cho HĐQT, dự kiến trong năm 2023-2024 hoặc thời điểm khác phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty.
* ST8: CTCP Đầu tư Phát triển ST8 thông qua chủ trương đầu tư dự án Trầm Hương Resort tại xã Khánh Bình, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.
Thông tin giao dịch
* DXP: Ông Bùi Minh Tuấn, cá nhân đầu tư đã mua vào 4,7 triệu cổ phiếu của CTCP Cảng Đoạn Xá, tương ứng tỷ lệ 8,63% trong ngày 26/6.
* VTZ: Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT CTCP Sản xuất và Thương mại Nhựa Việt Thành đăng ký bán 2,5 triệu cổ phiếu từ ngày 14/7 đến 11/8, theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
* DNP: Bà Đồng Diễm Nga My, cổ đông của CTCP DNP Holding đã mua vào 1,6 triệu cổ phiếu DNP trong ngày 5/7.
* NAF: Endurance Capital Vietnam I Ltd, cổ đông của CTCP Nafoods (NAF) đăng ký bán toàn bộ hơn 1,47 triệu cổ phiếu NAF sở hữu, tỷ lệ 2,9%. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 14/7 đến 11/8 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
* ORS: Bà Nguyễn Thị Vân Anh, cổ đông lớn CTCP Chứng khoán Tiên Phong đã bán ra hơn 275.000 cổ phiếu ORS trong ngày 30/6. Bà còn nắm giữ hơn 9,82 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 4,91%.
* HPX: Ông Nguyễn Tiến Công, em trai ông Nguyễn Tiến Thắng, Giám đốc ban Kiểm toán nội bộ CTCP Đầu tư Hải Phát đã thông báo mua 10.000 cổ phiếu và bán ra luôn 10.000 cổ phiếu HPX, giao dịch được thực hiện từ ngày 26/4 đến ngày 4/5.
VN-Index
Chốt phiên 11/7, VN-Index tăng 2,75 điểm (+0,24%), lên 1.151,77 điểm. HNX-Index tăng 0,85 điểm (+0,37%), lên 229,22 điểm. UpCoM-Index tăng 0,58 điểm (+0,69%), lên 85,82 điểm.
Theo Chứng khoán Tiên Phong, VN-Index tiếp tục tăng điểm và một lần nữa tạo khoảng sau phiên ATO phản ánh sự lạc quan nơi nhà đầu tư sau khi thị trường đã thành công vượt được vùng đỉnh liền kề quanh mức 1.140 điểm.
Cùng với đó, đà tăng này vẫn đang nhận được sự ủng hộ cả về dòng tiền khi khối lượng giao dịch tiếp tục cải thiện và duy trì trên mức trung bình 20 phiên. Hiện, chỉ số đang tiến sâu vào vùng kháng cự 1.150-1.160 điểm.
Do đó, việc xuất hiện các nhịp rung lắc trong phiên chiều là hoàn toàn dễ hiểu. Vì vậy, để tiếp tục nối dài đà tăng và hướng đến mục tiêu của sóng 3 tăng quanh mức 1.200 điểm, VN-Index phải chinh phục được vùng cản trên.
Theo Ngọc Cương (VietNamNet)