Anh Trần Nhữ Giáp xây dựng Khu bảo tồn Vườn chim Việt xuất phát từ niềm đam mê và sở thích sưu tầm các loài chim quý. Anh Giáp đã mua 2 chú chim trĩ đỏ về để nuôi chơi nhưng không ngờ một thời gian sau chúng sinh sản.
Đàn vịt uyên ương được anh Giáp nuôi cách đây 7 năm. Theo anh Giáp, ban đầu anh chỉ có một đôi vịt uyên ương do một người bạn mang từ Nga về. Anh đã dùng khá nhiều chim trĩ để đổi cho bạn lấy đôi vịt uyên ương dù thời điểm đó, giá chim trĩ khá đắt. Được chăm sóc tốt, đôi vịt uyên ương sinh sôi nảy nở và không ngừng tăng về số lượng.
Trần Nhữ Giáp cho biết, bằng số tiền ít ỏi còn lại sau những lần kinh doanh thất bại, anh đã mua 2 chú chim trĩ đỏ về để nuôi chơi nhưng không ngờ một thời gian sau chúng sinh sản. Từ đó anh tò mò lên mạng tìm kiếm thông tin về loài này và bắt đầu nảy ra ý tưởng nhân rộng mô hình nuôi chim trĩ đỏ.
Chim trĩ Hoàng Đế được nuôi ở Vườn chim Việt của anh Giáp ra đời cách đây hơn 10 năm, là trại nuôi chim đầu tiên và duy nhất cho đến nay được cấp phép nuôi chim sinh sản và bảo tồn các loài động vật quý hiếm ở Việt Nam.
Để hoàn thành thủ tục pháp lý cho trang trại, anh đã phải mất gần 2 năm chứng minh loài chim trĩ đỏ có thể sinh sản được trong môi trường nhân tạo (trong khi không có tài liệu cụ thể nào về quy trình kỹ thuật nuôi các loài này). Sau nhiều nỗ lực, đến tháng 6/2009, anh Giáp mới có được giấy cấp phép.
Gà rừng tai trứng cũng được nuôi trong môi trường bán hoang dã của trang trại và được được anh Giáp nhân giống thành công. |
|
Anh Giáp giới thiệu với chúng tôi một đàn chim Lạc Hồng, còn được giới điểu học gọi là chim Việt - loài được in hình trên trống đồng, quốc bảo của Việt Nam nhưng lại rất ít người biết về nó. |
|
Anh thổ lộ: "Tôi lấy tên loài chim này để đặt cho trang trại của mình. Người Việt có quyền tự hào về rất nhiều loài chim quý, đặc hữu nhưng vấn đề là chúng ta cần biết trân trọng, bảo tồn”. |
|
Hiện trang trại của anh Giáp có hơn chục con chim Lạc Hồng. Đây là loài chim anh không bán, chỉ để lại trang trại để nuôi và nhân going. |
|
Việc nuôi chim Lạc Hồng khá tốn khém và việc nhân giống chim này gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ thành công chưa cao. |