Cụ thể:
Hình thức: chữ ký và con dấu bị làm giả bằng máy in phun màu.
Mực in là dung dịch ngấm sâu vào sợi giấy , trong một chi tiết có lẫn các hạt mực màu khác nhau.
Phần chữ ký không có vết hằn tài liệu do ấn bút,…
Nội dung:
Đến thời điểm 9/2020, PNJL không thể hiện định giá trên giấy giám định đá quý nhưng giấy kiểm định giả lại có nội dung giá.
Mã QR không quét được bằng lớp ứng dụng di động thông thường.
Trong thời gian qua, doanh nghiệp này cũng đã bị một số cá nhân, tổ chức thành lập fanpage, website kinh doanh giả mạo. Các thủ thuật thường được sử dụng: sử dụng logo thương hiệu PNJ hoặc sử dụng tên gần giống, đảo ngữ như PJN hay PJ đi kèm hình ảnh của PNJ,…nhầm cố tình gây nhầm lẫn cho khách hàng. "Thậm chí, các đối tượng này còn sử dụng nhiều chiêu trò như thông báo trúng thưởng, mời chào bằng phần thưởng không có thật để khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, chuyển tiền để nhận quà, chào giá bán sản phẩm thấp hơn thị trường để lừa khách hàng mua sản phẩm nhái, giả, kém chất lượng,… Những hành vi giả mạo và các thủ đoạn lừa đảo như trên đang làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh chung của thị trường trang sức Việt Nam và tổn hại đến lợi ích của khách hàng" – Đại diện PNJ lưu ý với người dùng.
Với mục tiêu minh bạch hóa thị trường, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh trong sạch, PNJ đã không ngừng hành động, liên tục cập nhật thông tin các fanpage, website giả mạo trên tất cả các kênh truyền thông, cũng như cung cấp kênh thông tin liên lạc nhằm tiếp nhận phản hồi, kịp thời khuyến cáo, bảo vệ tốt nhất quyền lợi khách hàng.
PNJ khẳng định, đơn vị này đã và đang áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật hiện hành để bảo vệ khách hàng cũng như thương hiệu PNJ trong thời gian tới./.
Theo Ánh Dương (Nhịp Sống Kinh Tế)