Bộ Công Thương: Than nhập từ Trung Quốc có mức giá phù hợp!

24/10/2016 15:13:00

Lý giải về giá than nhập từ Trung Quốc cao nhất, trung bình 71 USD/tấn, ông Nguyễn Khắc Thọ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) khẳng định, sau khi tra hoá đơn, chứng từ của Hải quan, giá than nhập từ Trung Quốc có mức giá phù hợp với giá than thế giới, đặc biệt là phù hợp với chủng loại than Antraxit.

Lý giải về giá than nhập từ Trung Quốc cao nhất, trung bình 71 USD/tấn, ông Nguyễn Khắc Thọ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) khẳng định, sau khi tra hoá đơn, chứng từ của Hải quan, giá than nhập từ Trung Quốc có mức giá phù hợp với giá than thế giới, đặc biệt là phù hợp với chủng loại than Antraxit.

Lý giải về việc "vỡ trận" nhập khẩu than mà dư luận đang ám chỉ hoạt động xây dựng kịch bản sai thực tế của Bộ Công Thương, ông Nguyễn Khắc Thọ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) phản bác: Con số 3 triệu tấn là yêu cầu TKV nhập về cung cấp cho các nhà máy điện, còn thực tế con số ngoài dự kiến này là do các khách hàng này tự nhập.

Ngành công nghiệp Than đang trong tình cảnh trong chán, ngoài chê vì lượng tồn kho giảm mà xuất khẩu lại bết bát.
Ngành công nghiệp Than đang trong tình cảnh "trong chán", "ngoài chê" vì lượng tồn kho giảm mà xuất khẩu lại bết bát.

"Phát sinh con số 9,7 triệu tấn than nhập so với 3 triệu tấn than nhập theo dự kiến là do chưa tính đến việc nhập khẩu than cho nhiệt điện BOT (của các chủ đầu tư khác ngoài TKV), nhập khẩu than cho hóa chất, cho xi măng. Đây là các doanh nghiệp (DN) được tự chủ nhập than theo nhu cầu trong quy định của Nhà nước. Chính vì vậy, không có sự chênh lệch giữa con số nhập khẩu dự kiến 3 triệu tấn và con số nhập khẩu thực tế", ông Thọ nói.

Tuy nhiên, thắc mắc ở chỗ là kịch bản nhập khẩu than không khớp khiến nhập khẩu than vỡ kế hoạch. Điều này được cho là ảnh hưởng đến ngành khai thác than trong nước bởi cũng trong cùng 9 tháng đầu năm, ngành than trong nước gánh chịu thiệt hại nặng nề do: tồn kho lớn, xuất khẩu giảm rất mạnh.

Ông Thọ cho hay: "Trong dự báo có những sai số, nhưng sai số ở đây nằm trong giới hạn cho phép. Nếu chúng ta tính sản lượng tồn kho từ năm trước hơn 8 triệu tấn, thì so sánh với con số nhập khẩu trong thời gian, đủ thấy rõ, việc nhập khẩu của các DN không tác động đến ngành than trong nước".

Thời gian qua, than từ Trung Quốc chỉ đứng thứ 3 trong số các thị trường nhập khẩu về Việt Nam, nhưng mức giá Việt Nam mua quá cao. Tính hết 9 tháng, giá mỗi tấn than nhập từ Trung Quốc về Việt Nam là 71 USD/tấn (giá trung bình thế giới 50 - 55 USD/tấn). Đặc biệt, trong tháng 9/2016, giá than nhập của Trung Quốc là khoảng 115 USD/tấn, cao nhất trong nhóm than nhập về Việt Nam.

Lý giải về vấn đề này, đại diện của Cục Năng lượng khẳng định: Mức giá trên là giá trung bình các loại than chia đều, trong đó có cả than mỡ, than cốc (giá cao dùng cho luyện thép) và các loại than Antraxit, than cám...

"Sau khi tra hóa đơn chứng từ của Hải quan, số than nhập của Trung Quốc 9 tháng qua chỉ đạt 1,3 triệu tấn, trong đó than cốc, than mỡ cho luyện thép có giá 169 USD/tấn, còn than Antraxit có giá 60USD/tấn. Mức giá Hải quan khai báo là 71 USD/tấn là mức giá trung bình các loại than trên. Chúng tôi khẳng định, giá than nhập từ Trung Quốc có mức giá phù hợp với giá than thế giới, đặc biệt là phù hợp với chủng loại than Antraxit", ông Thọ nói.

Theo ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV), trong tổng nhập khẩu than 10,5 triệu tấn tính đến nay, TKV mới chỉ nhập khoảng 1 triệu tấn, còn lại là các đơn vị khác. Nguyên nhân nhập nhiều là do trong các tháng qua, giá than thế giới xuống mức thấp, các DN có hợp đồng mua than từ trước đó nên tranh thủ mua vào phục vụ nhu cầu.

Ông Biên khẳng định: "Thời gian quan, giá than nhập về rất nhanh, đặc biệt than cho xi măng và nhiệt điện BOT. Ngoài ra, do than trong nước không được tiêu dùng, nên than nhập cũng được nhập nhiều hơn".

"Giá than 6 tháng của thế giới đã giảm rất thấp do mức thuế tài nguyên của các nước áp thấp. Indonesia chỉ là từ 3 - 7%, Trung Quốc là 0 - 4%. Còn ở Việt Nam, than khai thác lộ thiên bị áp thuế suất đến 14 - 15%. Đó là một trong những nguyên nhân khiến giá than nhập rẻ hơn, ồ ạt vào Việt Nam", đại diện TKV nói.

Cũng tại buổi tọa đàm, nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh việc giá than trong nước cao hơn so với giá than các nước khác, đây là một trong những nguyên nhân khiến than trong nước khó xuất khẩu được.

"Hiện giá than Việt Nam cao hơn là do than Việt Nam khai thác dưới tầng sâu 300 m so với mực nước biển, trong khi đó khối lượng đào đắp, đất đá rất lớn khoảng từ 11 - 12 m3 đất đá mới khai thác than được. Trong khi đó, trung bình của các nước như Indonesia là khoảng 4 m3 đất đá là đã khai thác được rồi. Chi phí khai thác đất đá khiến giá than tăng".

Theo ông Biên, để khắc phục tình trạng than tồn kho tăng, xuất khẩu chậm TKV kiến nghị Thủ tướng cho xuất khẩu thêm từ 2 - 4 triệu tấn/năm từ 2017 - 2020 các loại than cao cấp, có giá trị mà trong nước không sử dụng để giảm tồn kho trong nước. "Hiện toàn ngành tồn kho 12 triệu tấn than, trong đó các DN thuộc TKV là 11 triệu tấn. Tồn kho lớn, giá than trong nước cao ảnh hưởng đến sản xuất của ngành than, đặc biệt là việc làm của lao động toàn ngành", ông Biên thừa nhận.

Theo Nguyễn Tuyền (Dân Trí)

Nổi bật