Báo Nhật: Cuộc khủng hoảng Thái Lan những năm 90 chứa nhiều bài học để hồi phục kinh tế Việt Nam

27/09/2016 14:16:00

Theo tờ Nikkei, nền kinh tế của Việt Nam đang tăng trưởng ngoạn mục kể từ sau cuộc khủng hoảng gần đây nhờ lượng đầu tư lớn của các công ty Hàn Quốc, nhưng nhiều chuyên gia lo lắng Việt Nam sẽ lặp lại vết xe đổ của Thái Lan nhiều thập kỷ trước.

Theo tờ Nikkei, nền kinh tế của Việt Nam đang tăng trưởng ngoạn mục kể từ sau cuộc khủng hoảng gần đây nhờ lượng đầu tư lớn của các công ty Hàn Quốc, nhưng nhiều chuyên gia lo lắng Việt Nam sẽ lặp lại vết xe đổ của Thái Lan nhiều thập kỷ trước.
 
Báo Nhật: Việt Nam hiện rất giống Thái Lan lúc kế cận khủng hoảng 1997, liệu bi kịch tương tự có xảy ra?
 

Kể từ giữa thập niên 2000, dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam đã giúp tăng trường hàng năm đạt khoảng 7%. Tuy vậy, sự phát triển mạnh của các ngành lắp ráp và may mặc đòi hỏi một lượng cung lớn nguyên vật liệu, thiết bị mà Việt Nam chưa thể sản xuất, qua đó gây nên tình trạng thâm hụt thương mại khi nhập khẩu tăng.

Năm 2008, trước khủng hoảng kinh tế thế giới, Việt Nam không còn lựa chọn nào khác ngoài giảm giá đồng nội tệ vốn đang ở mức 16.000 đồng/USD. Sau vài lần điều chỉnh tỷ giá, hiện Việt Nam đồng đang ở mức 22.000 đồng/USD.

Động thái này đã tạo ra một cuộc khủng hoảng tiền tệ nhỏ, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn đầu tư nước ngoài khi thế giới đang lâm vào khủng hoảng tài chính. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm xuống còn 5,6% năm 2008 và 5,4% năm 2009.

Kinh tế hồi sinh

Năm 2009, việc Samsung mở một nhà máy 700 triệu USD tại tỉnh Bắc Ninh đã tạo nên cú híc lớn cho kinh tế Việt Nam. Đây là một trong những nhà máy lắp ráp điện thoại lớn nhất thế giới có thể sản xuất 120 triệu chiếc smartphone mỗi năm.

Năm 2014, Samsung quyết định xây dựng thêm một nhà máy sản xuất smartphone tại tỉnh Thái Nguyên, qua đó đưa Việt Nam trở thành trung tâm xuất khẩu sản phẩm của hãng.

Dẫu vậy, nguy cơ thiếu hụt nguyên vật liệu và thiết bị vẫn còn tồn tại khi Samsung vẫn phải nhập khẩu linh kiện từ Trung Quốc và Hàn Quốc, qua đó khiến đóng góp của hãng bị xói mòn trong việc giảm thâm hụt thương mại.

 
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng việc Samsung mở nhà máy tại Việt Nam sẽ thu hút các hãng sản xuất linh kiện mở nhà máy ở đây.

Hiện Samsung đã quyết định mở thêm 1 nhà máy sản xuất tivi ở Việt Nam, trong khi hãng điện tử LG cũng quyết định đầu tư vào đây.

Mặc dù Việt Nam có thâm hụt thương mại năm 2015 nhưng trong khoảng tháng 1-8/2016, nền kinh tế đã có thặng dư thương mại 2,4 tỷ USD.

Bên cạnh đó, dù mảng smartphone của Samsung đang gặp khó nhưng ngày càng nhiều nhà máy ở nhiều mảng khác nhau muốn đầu tư vào Việt Nam, qua đó làm giảm rủi ro suy giảm xuất khẩu quy mô lớn.

Cùng một kịch bản

Tình hình của kinh tế Việt Nam hiện nay khá giống với Thái Lan năm 1997. Trong nửa đầu năm 1997, đồng Bath Thái neo vào đồng USD, khiến nhiều nguồn vốn đầu tư đổ vào đây làm gia tăng nhập khẩu cũng như thâm hụt thương mại.

Khi đồng Bath mất giá vào nửa cuối năm đó, cơn địa chấn của nền kinh tế nước này đã lan ra toàn Châu Á và tạo nên cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Cũng giống như Việt Nam hiện nay, đồng Bath giảm giá khiến hàng hóa xuất khẩu của Thái Lan cạnh tranh hơn về giá, qua đó thu hút nhiều nhà máy sản xuất nước ngoài.

Hàng loạt công ty Nhật Bản đã đổ vào Thái Lan sau cuộc khủng hoảng năm 1997, điển hình như việc Toyota mở nhà máy tại đây. Đương nhiên, việc tham gia thị trường của các ông lớn như Toyota đã kéo theo hàng loạt các nhà máy nhỏ hơn, sản xuất lịnh kiện mở công xưởng tại Thái Lan, qua đó giảm thâm hụt thương mại.

Năm 2002, kinh tế Thái Lan dần hồi phục với mức tăng trưởng 6,1%. Con số này đạt 7,2% năm 2015.

Rõ ràng, nếu Việt Nam kiềm chế được thâm hụt thương mại ở mức kiểm soát, nền kinh tế có thể nhanh chóng lấy lại mức tăng trưởng hoàng kim trước đó.

Theo Hoàng Nam (Cafebiz.vn/Trí Thức Trẻ)

Nổi bật