Mỹ là quốc gia dự trữ vàng nhiều nhất thế giới với 8.133,5 tấn, gần gấp ba lần so với 2 quốc gia đứng kế sau. Từ năm 1913 đến 1961, Cục Dự trữ Liên bang được yêu cầu giữ vàng bằng 40% giá trị của đồng tiền. Năm 2017, Đức đã chuyển số vàng trị giá hàng tỷ USD từ nước ngoài về nước. Hiện, Đức đang dự trữ 3.369,7 tấn vàng. Italy là nước dự trữ vàng nhiều thứ 3 thế giới với 2.451,8 tấn. Vừa qua, chính phủ Italy đề xuất chuyển quyền sở hữu chính thức của vàng dự trữ từ Ngân hàng Trung ương sang công chúng. Năm ngoái, Ngân hàng Trung ương Pháp đã bắt đầu thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng vàng dự trữ để giao dịch trên thị trường quốc tế. 2.436 tấn là số vàng ngân hàng này đang dự trữ. Để giảm sự phụ thuộc vào các tài sản của Mỹ, Nga đã mua thêm nhiều vàng. Theo Bloomberg, lượng vàng dữ trự của nước này đã tăng gấp 4 lần trong thập kỷ qua. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tăng lượng vàng dự trữ lên tới 1.874,3 tấn. Tháng 3/2019 đánh dấu tháng mua vào thứ 4 liên tiếp của ngân hàng này. Với dân số khoảng 8,4 triệu người, Thụy Sĩ là quốc gia có dự trữ vàng trên đầu người cao nhất thế giới, 1.040 tấn. Tỷ trọng trong dự trữ ngoại hối toàn cầu của Nhật Bản đã tăng lên 5,2% vào năm ngoái, mức cao nhất trong vòng 15 năm. Tuy nhiên, vàng chỉ chiếm một phần tương đối nhỏ trong số đó, tương đương tỷ lệ của Trung Quốc. Những năm gần đây, Hà Lan bắt đầu chuyển dự trữ vàng từ nước ngoài về nước. Năm 2014, Ngân hàng Trung ương Hà Lan cho biết việc chuyển một phần dự trữ vàng của mình tại New York về nước sẽ "tác động tích cực tới niềm tin của công chúng". Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu giảm tốc, các nền kinh tế mới nổi bắt đầu gia tăng dự trữ vàng. Tại Ấn Độ, dự trữ vàng tăng đều đặn từ tháng 8 năm ngoái. Nguồn ảnh : Reuters. Theo Hoành Minh (Kienthuc.net.vn)