Các nhà khoa học trên thế giới vẫn luôn tìm kiếm câu trả lời cho một trong những câu hỏi cơ bản nhất của lĩnh vực vật lý học thiên thể: Vũ trụ lớn đến mức nào? Đáng tiếc, tới nay giới khoa học vẫn chưa tìm được ra câu trả lời chính xác.
Trang tin Live Science từng dẫn lời nhà vật lý học thiên thể Sarah Gallagher của Đại học Phương Tây ở Ontario (Canada) khi trả lời cho câu hỏi này rằng: “Đây có lẽ là vấn đề mà chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết được”. Tuy nhiên, điều này không thể ngăn cản các nhà khoa học ngày đêm tìm cách trả lời câu hỏi trên.
Trước khi nhân loại tìm ra câu trả lời chính xác, chúng ta có thể hình dung sự bao la, vĩ đại đến không tưởng của vũ trụ qua loạt ảnh dưới đây:
Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời, có thể tích gấp 1.300 lần thể tích của Trái Đất. Tuy nhiên, sao Mộc cũng không là gì so với Mặt Trời khi nó bằng 1 triệu lần thể tích Trái Đất và chiếm 99,9% khối lượng của hệ Mặt Trời. Khi đặt Trái Đất cạnh mặt trời, nó chỉ là một chấm siêu nhỏ như ảnh trên.
Nhìn từ Sao Hỏa, Trái Đất sẽ chỉ là một đốm sáng bé xíu. Bức ảnh này được chụp bởi xa tự hành Curiosity của NASA khi Sao Hỏa tương đối gần Trái Đất: khoảng 99 triệu dặm.
Một nhà khoa học đã 'đưa' khu vực Bắc Mỹ lên Sao Mộc và nhận thấy nó còn bé hơn một cơn lốc xoáy trên hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời này.
Nếu Sao Thổ thay thế vị trí của Mặt Trăng thì đây là hình ảnh chúng ta nhìn thấy từ Trái Đất.
Tàu thăm dò Philae từng hạ cánh trên ngôi sao chổi có tên mã 67P/CG này. Trong không gian, đường kính 3,5 dặm của nó thực sự không là gì nhưng nếu nó rơi xuống Los Angeles, thì đây là hình ảnh chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường.
Các ngôi sao đã là rất lớn, tuy nhiên, thiên hà còn lớn hơn rất rất nhiều. Trung bình, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy 0.000002% các ngôi sao trong dải Ngân hà. Vào những ngày trời trong và ít bị ô nhiễm ánh sáng, chúng ta tưởng rằng mình đang trông thấy hàng vạn, hàng nghìn vì sao nhưng thực tế là chúng ta chỉ nhìn thấy hơn 2.000 ngôi sao và tất cả chỉ nằm trong vòng tròn màu vàng. Trong khi đó, Dải Ngân hà nhìn chung có khoảng 100 tỷ vì sao.
Sự bao la của vũ trụ là không thể tưởng tượng nổi. Thiên hà của chúng ta chỉ là một trong số hành tỷ thiên hà khác ngoài vũ trụ. Đây chỉ là tấm bản đồ được các nhà khoa học lập với 100.000 thiên hà gần chúng ta nhất. Nó được gọi là siêu quần thiên hà Laniakea. Dải ngân hà của chúng ta chỉ là một điểm sáng trong tấm bản đồ trên.
Bức ảnh chi tiết nhất vũ trụ từng được chụp - Trường ảnh siêu sâu (Extreme Deep Field) này với nhiều đốm sáng trông có vẻ như những vì sao kia thực chất là các thiên hà - nơi chứa hàng trăm tỷ vì sao. Các nhà khoa học chỉ ra rằng có khoảng 2.000 tỷ thiên hà trong vũ trụ, tức là nếu chia ra mỗi người trên Trái Đất sẽ sở hữu khoảng 285 thiên hà.
Để đo khoảng cách giữa các hành tinh trong không gian, các nhà khoa học dùng đơn vị là Năm anh sáng. 1 năm ánh sáng bằng 9,5 nghìn tỷ km. Ngôi sao gần thứ 2 Trái Đất là Alpha Centauri, cách hành tinh của chúng ta 4,4 năm ánh sáng, tức là khoảng 41,8 nghìn tỷ km.
Tiên Nữ là thiên hà lớn gần dải Ngân hà nhất khi cách thiên hà của chúng ta chỉ 2,5 triệu năm ánh sáng. Dù con người có tạo ra được tàu không gian bay với tốc độ ánh sáng thì nhân loại có lẽ đã diệt vong trước khi những người trên chuyến tàu không gian giả tưởng kia đặt chân tới thiên hà Tiên Nữ.
Đường kính của vũ trụ có thể quan sát được là 93 tỷ năm ánh sáng. Để hình dung rõ về sự vĩ đại của vũ trụ, bạn có thể tưởng tượng rằng nếu một con tàu không gian bay với tốc độ 1 năm ánh sáng/ giây thì nó sẽ mất 3.000 năm để bay từ đầu này tới đầu kia của vũ trụ.
Các nhà khoa học tin rằng vũ trụ có nhiều sao hơn số hạt cát trên Trái Đất.
TH (Nguoiduatin.vn)