Vì sao trẻ sơ sinh không được uống nước?

26/05/2020 08:00:03

Trong khi chúng ta luôn được các chuyên gia dinh dưỡng nhắc nhở liên tục uống đủ nước và tránh bị mất nước, thì đó là một câu chuyện khác đối với trẻ sơ sinh.

Cho trẻ sơ sinh uống nước có thể gây nguy hiểm cho các bé, thậm chí có khả năng gây tử vong. Cơ thể của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn chỉnh để tiêu thụ nước. Dù chỉ vài ml nước, trong trường hợp cực đoan có thể gây tử vong.

Vì sao trẻ sơ sinh không được uống nước?

Cơ thể của một người trưởng thành trung bình, khỏe mạnh được cấu thành từ 55-60% nước. Mặt khác, cơ thể của các em bé trung bình có khoảng 75% là nước. Và sự khác biệt đó là lý do tại sao trẻ sơ sinh không nên uống nước trước khi chúng được ít nhất 6 tháng tuổi.

Nước sẽ làm cho bụng của bé sơ sinh cảm thấy no, điều này kiềm chế cảm giác thèm ăn của bé. Trong một số ít trường hợp, em bé uống quá nhiều nước có thể bị một tình trạng gọi là "Nhiễm độc nước", hội chứng này có thể gây co giật và thậm chí hôn mê. Nhiễm độc nước xảy ra khi quá nhiều nước trong hệ tuần hoàn của trẻ sơ sinh làm loãng nồng độ natri trong cơ thể, gây đảo lộn sự cân bằng chất điện giải trong cơ thể bé và khiến các mô bị sưng lên.

Trên hết, thận của các trẻ sơ sinh chưa phát triển đủ để lọc nước đúng cách. Vì vậy, bất kỳ lượng nước nào xâm nhập vào cơ thể của bé đều sẽ đi đến hệ thống tuần hoàn, hậu quả là làm loãng máu của bé và làm tăng hàm lượng nước của chúng lên 7 đến 8%.

Tuy nhiên, không chỉ cho bé uống nước là một mối đe dọa duy nhất mà các trường hợp ngộ độc hay mắc phải. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp nhiễm độc nước ở trẻ sơ sinh thậm chí không liên quan đến một ly nước. Do một sai lầm phổ biến là khi các bà mẹ pha loãng sữa bột với nước quá nhiều, một cách tình cờ chúng ta đã cấp thừa lượng nước cần cho bé.

Nếu không may em bé của bạn có dấu hiệu nhiễm độc nước, bạn phải đưa chúng đến bệnh viện ngay lập tức, nơi bác sĩ có thể sẽ cung cấp một số dạng chất lỏng, như dung dịch nước muối tiêm tĩnh mạch, để đưa mức natri của trẻ sơ sinh trở lại mức bình thường.

Đương nhiên, thiếu nước cũng không được!

Trong một số trường hợp - ví dụ, nếu bé bị cúm dạ dày (viêm dạ dày ruột) - bác sĩ có thể khuyên bạn nên cho bé uống nước điện giải như Pedialyte hoặc Infalyte để giúp ngăn ngừa mất nước.

Ở Mỹ, hầu hết các bậc cha mẹ đã nhận thấy các chai nước điện giải Pedialyte đặt sát gần kệ gần sữa bột trẻ em. Nó là một thức uống điện giải, tương tự như Gatorade, cung cấp chất điện giải cần thiết cho con bạn.

Tương tự các vận động viên chạy Marathon thường dùng các thức uống điện giải như nước chanh muối, các thức uống chuyên dùng cho thể thao như Gatorade để bù nước khi bị mất nước do quá trình vận động, thời tiết nóng, tiết mồ hôi,vv..

Trong trường hợp này nước Pedialyte thay thế các chất điện giải bị mất vì tiêu chảy, nôn mửa của trẻ. Sản phẩm này không phải là thuốc nên nó sẽ không ngăn bé khỏi bệnh. Tuy nhiên nó sẽ giúp con bạn cảm thấy khá hơn khi mắc phải các triệu chứng trên. Ngoài ra bạn nên thử các phương pháp khác để giúp giảm các triệu chứng này.

Lý do các bà mẹ sử dụng Pedialyte cho bé là vì đây là sản phẩm chuyên dùng để giúp bé tránh mất nước. Khi một đứa trẻ nôn mửa hoặc tiêu chảy một vài lần trong một thời gian ngắn, thì bé sẽ có nguy cơ bị mất nước. Việc mất nước ở trẻ sơ sinh cũng là khá nguy hiểm, và bé cần phải được điều trị ngay lập tức.

Trong những gian đoạn đầu đời trẻ sơ sinh khá non nớt và cần phải vượt qua các thử thách của môi trường để thích nghi và phát triển. Tuy nhiên hệ miễn dịch của bé sẽ được thiết kế để chống chọi với các tác nhân đó- đây thực sự là điều kỳ diệu của tạo hóa vậy nên các bà mẹ cứ yên tâm và điều quan trọng là tĩnh táo để giúp bé vượt qua gian đoạn này.

Dung (Nguoiduatin.vn)

Nổi bật