Vì sao sợi dây thừng có thể tồn tại 3.200 năm trong mộ cổ Ai Cập mà không hề hư hại?

01/10/2019 08:00:50

Trong lăng mộ vị vua trẻ Tutakhamun của Ai Cập cổ đại có một căn phòng bị khóa bởi một sợi dây thừng. Điều ngạc nhiên là sợi dây ấy đã tồn tại khoảng 3.200 năm nhưng vẫn không bị hư hỏng.

Sợi dây thừng nổi tiếng này được phát hiện tại cửa căn phòng thứ hai trong ngôi mộ của vị vua trẻ Tutakhamun do nhóm nhà khảo cổ học là Howard Carter và Harry Burton phát kiến vào năm 1920 với vai trò như một chiếc khóa. 

Bỏ qua thắc mắc vì sao ngôi mộ đã bị trộm nhiều lần mà dây thừng không bị cắt thì sự tồn tại của nó trong suốt 32 thế kỷ mà chưa bị mục nát hư hại cũng là điều khiến cho người ta phải tò mò. Lí giải cho việc này, các nhà khoa học đưa ra 2 nguyên nhân như sau:

Vì sao sợi dây thừng có thể tồn tại 3.200 năm trong mộ cổ Ai Cập mà không hề hư hại?

1. Do vị trí địa lý của lăng mộ

Cũng giống như nhiều vị vua khác, mộ cuả vua Tutakhamun được xây dựng dưới khu vực thung lũng rất sâu tại bờ tây sông Nin. Đây là vùng đất sa mạc khô cằn khó để con người sinh sống và chính sự khô cằn này đã giúp bảo quản các hiện vật, trong đó ngay cả một sợi dây thừng cũng có thể kéo dài tuổi thọ lên tới hàng ngàn năm. Điều này ngược lại với những vùng đất có độ ẩm cao, nơi mà mọi thứ dễ bị tự nhiên hủy hoại hơn. 

Dây thừng là một loại công cụ thô sơ của con người đã có từ rất lâu, các nhà khảo cổ cho rằng 28.000 năm trước những sợi dây thừng đã xuất hiện. Không chỉ người Ai Cập cổ đại biết dùng dây thừng nhưng chỉ có trong công trình của họ chúng lại mới được bảo quản đến 32 thế kỷ.

2. Do không gian kín của lăng mộ

Việc xây lăng trong một nơi kín gió như thung lũng bờ tây sông Nin, lại bịn kín gần như mọi lối vào mộ khiến oxi trong lăng mộ vô cùng ít ỏi. Cần biết rằng oxi chính là tác nhân gây ra sự bào mòn và hủy hoại các chất hữu cơ bởi có oxi thì các loại vi sinh vật mới có điều kiện phát triển. Dây thừng là một vật mà thành phần hóa học là chất hữu cơ, việc oxi và nước trong lăng mộ gần như là không có đã vô tình góp phần làm sợi dây thừng này trở nên bền bỉ.

Có thể thấy khí hậu sa mạc và sự kín kẽ của lăng mộ vua Tutakhamun đã giúp cho ngay cả một sợi dây thừng đơn giản cũng được bảo quản đến hơn 3200 năm. So sánh với một số lăng mộ ở các nền văn minh khác như văn minh Maya thì chúng ta sẽ thấy điều kiện tự nhiên quan trọng thế nào trong việc bảo tồn di tích. 

Dung (SHTT)

 

Nổi bật