Nhiệt là một loại năng lượng làm tăng nhiệt độ của vật và kéo theo sự thay đổi trong trạng thái vật chất. Nhiệt độ của nước được giữ nguyên khi nước bắt đầu sôi bởi nhiệt tỏa ra từ nước sôi được sử dụng để biến nước thành hơi nước.
Muốn đun sôi nước mà chỉ đun nóng tới 100oC thôi thì chưa đủ, mà còn phải truyền cho nó một phần rất lớn nhiệt lượng dự trữ nữa, để chuyển sang trạng thái kết tập khác, tức là chuyển thành hơi nước.
Khi chúng ta đun nước trong nồi hoặc trong ấm, khi sôi nhiệt độ của nước sẽ đạt 100oC, đến lúc này một phần nước sôi sẽ biến thành hơi nước, hơi nước sẽ đùn lên phá vỡ mặt nước và bốc hơi vào không khí, hình thành lên hiện tượng sôi của nước. Nước sôi đánh dấu mốc chuyển đổi trạng thái từ nước (thể lỏng) sang hơi nước (thể khí).
Khi mới đun, nhiệt độ của nước sẽ không ngừng tăng lên. Tuy vậy khi nhiệt độ đạt tới 100oC, thời điểm mà nước bắt đầu sôi, nhiệt độ được giữ nguyên bởi nhiệt được sử dụng để thay đổi trạng thái của nước chứ không phải để tăng nhiệt độ.
Như thế có nghĩa là, nguồn nhiệt mà ta dùng để đun nóng nước trong lọ có nhiệt độ là 100oC và nó cũng chỉ có thể làm cho nước trong lọ đạt tới 100oC mà thôi.
Khi ở 100oC, nước là hỗn hợp của cả trạng thái lỏng và trạng thái khí, đây là thời điểm cân bằng giữa trạng thái lỏng và trạng thái khí. Chỉ cần đun nước ở trạng thái lỏng thì khi tăng thêm lửa hoặc tiếp tục duy trì nhiệt, sẽ làm cho nước từ trạng thái lỏng dần chuyển sang trạng thái khí. Nước cho dù ở trạng thái hỗn hợp khí hay lỏng, nhiệt độ khi sôi cũng không thể tăng cao hơn. Nên khi nước đã sôi mà càng tăng nhiệt độ với mục đích làm cho nước nóng hơn, thì ta chỉ nhận được kết quả nước càng cạn nhanh mà thôi!
Dung (Nguoiduatin.vn)