Chắc hẳn nhiều người đã nhìn thấy những tấm mạng nhện được giăng từ hai khoảng cách rất xa nhưng không mấy ai biết vì sao những con nhện nhỏ bé, không biết bay lại có thể làm được điều này.
Hóa ra, phần cuối bụng của nhện có mấy đôi "máy dệt", tơ nhện chính là được tuôn ra từ trong lỗ nhỏ của máy dệt. Thành phần của tơ nhện là protein, giống như tơ tằm vậy, khi vừa tuôn ra còn là một loại "keo dán" rất dính. Khi nó tiếp xúc với không khí thì lập tức trở nên cứng và trở thành tơ.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra loài nhện thân cây Darwin (Caerostris Darwni) dù thân hình nhỏ bé nhưng có thể tạo ra tấm mạng nhện đủ dài để bắc ngang qua một con sông rộng 25m.
Để tạo nên chiếc mạng khổng lồ dài 25m, nhện cái bắn một sợi tơ kéo dài liên tục từ một bên bờ sông và “nhờ” gió mang những chúng sang bên kia sông. Khi “chiếc cầu” đặc biệt được hình thành, con nhện sẽ tạo một chiếc mạng tròn dạng xoắn ốc có đường kính lên tới gần 3m ở chính giữa. Đó chính là “cái bẫy” của nhện cây Darwin để bắt những con mồi bay trên mặt nước như chuồn chuồn, phù du, các loại côn trùng khác.
Tơ của loài nhện cây Darwin cực dai, dù mỏng manh nhưng nó mạnh hơn gấp 10 lần loại vật liệu tổng hợp được sử dụng để chế tạo các loại áo chống đạn - Kevlar.
Dưới đây là đoạn video cho thấy cách nhện cây Darwin giăng tơ bắc qua một con sông:
Một biện pháp khác để mắc cáp trời là: đầu tiên nhện cố định tơ vào một điểm, còn mình treo trên sợi tơ, rủ xuống mặt đất, sau đó phần cuối bụng vừa nhả tơ, vừa trèo lên trên góc nhà hay cành cây đối diện, đợi sau khi đến được mục đích lại dùng chân thu tơ lại, khi thu đến vừa độ dài thích hợp liền cố định tơ lên trên điểm cố định mới, như vậy cáp trời cũng có thể dệt thành.
Giống như cột nhà phải lớn một chút, nhện định ra sợi này là sợi chống đỡ cho mạng nhện, đi đi về về lại dính lên mấy sợi tơ, biến nó thành một "dây cáp" thô. Tiếp đó, phía dưới sợi cáp thô này lại mắc song song sợi cáp thứ hai. Đợi sau khi hai sợi cáp mắc xong, thì nhện dệt thành một tấm mạng nhện ở giữa hai sợi cáp thô này.
TH (Nguoiduatin.vn)