Vì sao người xưa nói 'kẻ tám lạng, người nửa cân' để chỉ sự cân bằng?

21/05/2020 08:00:20

Chênh nhau tận 3 lạng, vì sao người xưa lại cho rằng 8 lạng ngang bằng nửa cân?

Có rất nhiều người thắc mắc tại sao câu tục ngữ Kẻ tám lạng người nửa cân lại thường được đem ra nói để so sánh sự cân bằng giữa 2 người với nhau. Dù thực tế nếu suy nghĩ câu này thì 8 lạng hơn nửa cân tận 3 lạng.

Thực tế người xưa nói 8 lạng ngang bằng nửa cân là bởi đơn vị tính “cân” ở đây là cân tiểu ly-loại cân dùng để đo lường các đồ vật quý hiếm hoặc cần sự chính xác cao như: vàng, bạc, nhân sâm và một số vị thuốc Bắc. Với loại cân này thì 16 lạng được tính là một cân. Vì vậy, “tám lạng” bằng “nửa cân”.

Trong đời sống hàng ngày, để chỉ sự tương đương giữa người này và người kia, chẳng hạn hai người giàu có như nhau, hai người tài giỏi như nhau, hai người lười biếng như nhau,.., sẽ được tựu chung lại, thể hiện qua câu thành ngữ “Kẻ tám lạng người nửa cân”. 

Nhìn chung, câu thành ngữ “Kẻ tám lạng người nửa cân” tuy ngắn gọn nhưng giá trị phổ biến của nó vẫn còn vẹn nguyên đến tận bây giờ như một lời nói truyền miệng quen thuộc trong cuộc sống hôm nay.

Vì sao người xưa nói 'kẻ tám lạng, người nửa cân' để chỉ sự cân bằng?

Vậy vì sao lại quy định 16 lạng là một cân? Theo truyền thuyết dân gian kể lại rằng, người cổ đại xưa quan sát thấy Bắc Đẩu thất tinh (Chòm sao gồm 7 ngôi sao), Nam Đẩu lục tinh (Chòm sao gồm 6 ngôi sao), thêm nữa bên cạnh có tam tinh (3 sao) Phúc, Lộc, Thọ, như vậy tổng lại vừa đúng là 16 tinh. Bắc Đẩu thất tinh chủ vong, Nam Đẩu lục tinh chủ sinh; tam tinh Phúc, Lộc, Thọ phân nhau chủ phúc, lộc, thọ của một đời người. Các chư Thần này ở trên trời và nhìn thấy tất cả con người. Cho nên nói: Người đang làm, Thần đang nhìn.

Người xưa nói rằng, người buôn bán nếu như cân hàng cho người ta mà cân đuối hay cân thiếu thì đều sẽ phải chịu sự trừng phạt.

Nếu như, người buôn bán mà cân thiếu cho người ta 1 lạng, thì Phúc tinh liền giảm bớt phúc của người này đi.

Nếu như cân thiếu cho người ta 2 lạng thì Lộc tinh liền giảm lộc của người này đi.

Nếu như cân thiếu cho người ta 3 lạng thì Thọ tinh liền giam thọ của người này đi.

Người xưa đều tin tưởng rằng: “Người đang làm, Thần đang nhìn” cho nên ai ai cũng không dám làm việc trái với lương tâm mình mà vi phạm đạo đức, tổn hại phúc đức của bản thân.

TH (Nguoiduatin.vn)