Vì sao hầu cận vua không phải cung nữ mà nhất định phải là thái giám?

30/07/2021 08:00:00

Thái giám là những người hầu cận gần gũi nhất với vua. Họ vốn dĩ là người đàn ông bình thường nhưng bị biến thành tàn tật để tránh nảy sinh quan hệ với các phi tần.

Thái giám là người đàn ông do khiếm khuyết ở bộ phận sinh dục nên không thể có gia đình riêng. Họ được đưa vào trong cung để hầu hạ hoàng thất Trung Quốc cổ đại. Cũng có thể bẩm sinh có dương vật nhưng không có tinh hoàn, không có cả dương vật lẫn tinh hoàn hoặc bị mất đi do việc hủy hoại.

 

Vì sao hầu cận vua không phải cung nữ mà nhất định phải là thái giám?

Tất cả các vị hoàng đế của Trung Quốc cổ đại đều có rất nhiều vợ. Họ là hoàng hậu, hoàng phi, phi tần,… Nếu trong cung có nhiều nam nhân xuất hiện thì sẽ khó tránh khỏi những nghi kỵ, đồn đoán không hay. Các vị hoàng đế mặc dù nắm trong tay cả thiên hạ nhưng họ cũng rất sợ bị “cắm sừng”.

Vậy vì sao hoàng đế không thay thái giám bằng cung nữ? Nguyên nhân sâu xa là bởi mong muốn kéo dài quyền lực vương triều. Chỉ khi biến một người đàn ông bình thường thành hoạn quan, hoàng tộc mới có thể tin tưởng để người đó hầu hạ mình.

Nguyên tắc cốt lõi của một gia đình thời cổ đại Trung Hoa là kế thừa huyết thống, đạo hiếu. Một người nếu mất đi khả năng sinh dục đồng nghĩa với việc mất đi quyền kế thừa dòng họ và sẽ bị gia tộc ruồng bỏ mãi mãi.

Một người đàn ông sau khi bị tịnh thân, trở thành thái giám sẽ không còn người thân, lại không thể lập gia đình như người bình thường chỉ còn có thể dựa vào hoàng gia. Hoàng gia đảm bảo cuộc sống, tính chính danh của họ, ép buộc họ tự nguyện trung thành với mình mà không còn con đường nào khác. Sự trung thành tuyệt đối này của thái giám là thứ không cung nữ hay cảnh vệ nào có được.

Dung (Nguoiduatin.vn)

Nổi bật