Từ lâu, loài động vật được xem là "quốc bảo" của Trung Quốc - gấu trúc. Chúng được yêu thích bởi hình ảnh hậu đậu, chậm chạp, béo tròn. Gấu trúc lười di chuyển, tối ngày chỉ có ăn và ăn, khả năng thích nghi lại kém so với các loài động vật khác.
Thế nên, số lượng loài của chúng tụt thảm hại, mãi cho đến gần đây nhờ vào nỗ lực không ngừng nghỉ của các nhà bảo tồn mới khôi phục lại được.
Gấu trúc khổng lồ thường nặng đến 120 kg. Con đực to hơn con cái. Tuy nhiên, khi mới sinh, chúng hoàn toàn không có trọng lượng nổi bật. Trung bình, gấu trúc khổng lồ mới sinh chỉ nặng khoảng 100 gram, bằng con mèo sơ sinh. Siêu nhỏ so với cá thể mẹ.
Gấu trúc sơ sinh chỉ có trọng lượng khoảng 90 đến 130 gram, tương đương kích thước của một con mèo con. Khi mới sinh, gấu trúc có màu hồng nhạt, mù và cực kỳ nhỏ, tỷ lệ khối lượng của con so với mẹ dao động trong khoảng 1:900.
Đó là tỷ lệ cân nặng khi sinh thấp nhất trong tất cả các động vật có vú, vì hầu hết các động vật có vú đều gần 1:26.
Thực tế cho thấy, so với hầu hết các loài động vật có vú khác, giai đoạn phát triển của gấu trúc con khi được sinh ra được coi là sinh non. Gấu trúc khổng lồ được sinh ra ở giai đoạn mang thai tam cá nguyệt thứ ba nếu so với con người.
Các nhà khoa học cho rằng trọng lượng sơ sinh của gấu nhiều khả năng liên quan đến việc ngủ đông. Quá trình mang thai trùng với thời gian ngủ đông, sẽ khiến con mẹ phải nhịn ăn, đó có thể dẫn đến việc sinh sớm hơn.
Dựa vào phân tích xương cho thấy chúng được sinh ra vài tuần trước khi đến hạn, vào khoảng 70% thời kỳ mang thai của nó. Điều đó sẽ giống như một bào thai của con người 28 tuần.
TH (Nguoiduatin.vn)