Vết đen trên Mặt trăng mà dân gian thường ví là chú Cuội - chị Hằng thực chất là gì?

13/09/2019 08:00:20

Bằng cách sử dụng hình ảnh chụp được bởi cặp phi thuyền song sinh thuộc dự án GRAIL do NASA thực hiện từ năm 2012, một nhóm các nhà nghiên cứu đã có thể giải mã được nguồn gốc của những vết màu đen trên Mặt Trăng.

Khi ta nhìn lên mặt trăng vào những ngày trăng tròn ta có thể thấy những vùng có màu sẫm trên bề mặt của Trăng.

Ngày xưa dân gian thường ví những vết đen đó là bóng của chú Cuội chị Hằng.

Vết đen trên Mặt trăng mà dân gian thường ví là chú Cuội - chị Hằng thực chất là gì?

Trước đây các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những vết đen đó chính là các khu vực lòng chảo hình tròn của địa hình núi lửa. Khu vực lòng chảo lớn nhất được đặt tên là Oceanus Procellarum, được cho là hình thành sau một vụ va chạm mạnh giữa Mặt Trăng với các tiểu hành tinh kích thước lớn ngoài không gian. Dù vậy, các vết lõm trên chỉ tập trung ở 1 mặt của Mặt Trăng còn mặt đối diện thì hầu như không có.

Bằng cách nghiên cứu hình ảnh chụp được bởi cặp phi thuyền song sinh trong dự án Phòng thí nghiệm cấu trúc và phục hồi trọng lực (GRAIL), nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bới giáo sư Maria Zuber tại MIT đã phát hiện rằng các vết đen lồi lõm kích thước lớn trên Mặt Trăng là vết tích của một những dòng nham thạch cổ đại với khối lượng khổng lồ.

Vùng này phản xạ ánh sáng kém hơn các vùng khác. Vùng này có địa hình thấp hơn, được gọi là thung lũng bị khuất lấp ánh sáng, bị ánh sáng mặt trời phản xạ ít hơn các vùng khác nên nó tạo ra những mảng tối.

HH (SHTT)

Nổi bật