Lượng thủy ngân trong nhiệt kế rất nhỏ, thường chỉ đến 3g còn 1 số bóng đèn tiết kiệm điện thường chứa chưa đến 4mg (khoảng bằng đầu bút bi), được gắn kín trong bóng đèn.
Nếu không may bạn là vỡ bóng đèn hoặc nhiệt kế thì lượng nhỏ thủy ngân dạng lỏng có thể tràn ra ngoài. Thủy ngân lỏng có thể phân tách thành những hạt nhỏ và có thể lăn ra xa. Thủy ngân cũng có thể bốc hơi.
Lượng thủy ngân nhỏ này cực kỳ khó gây ra vấn đề cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên tránh tiếp xúc với thủy ngân và thật cẩn thận khi lau dọn thủy ngân bị vỡ.
Cách xử lý thủy ngân khi bóng đèn và nhiệt kế bị vỡ:
- Bạn không nên đi lại quá nhiều khu vực bị vỡ thủy ngân để đảm bảo không là chất lỏng lan ra khắp nhà.
- Hãy đóng cửa sổ và cửa ra vào - điều này sẽ khiến thủy ngân khó tan trong không khí. Tuyệt đối không được để gió lùa.
- Dùng đèn chiếu sáng để nhìn rõ phạm vi thủy ngân bị chảy ra. Đeo găng tay để chuẩn bị dọn sạch thủy ngân, tuyệt đối không tiếp xúc với thủy ngân bằng tay không.
- Dùng chổi mềm và giấy mềm làm xẻng để gom và hót thủy ngân, vừa hót vừa đỡ vì hạt thủy ngân rất tròn và lăn rất nhanh, nếu không nhanh tay nó lại lăn xuống đất không thể gom lại được. Và làm sạch lại nhà.
- Sau khi dọn xong thủy ngân, chắc chắn bạn đã ít nhiều hít phải chất độc này. Hãy uống thật nhiều nước để thủy ngân có thể qua đường thận đào thải ra ngoài.
- Nếu quần áo bạn bị dính thủy ngân, cần ngâm trong nước lạnh 30 phút, ngâm thêm 30 phút với xà phòng và nước ở nhiệt độ 70 - 80 độ C sau đó xả bằng nước lạnh.
- Nếu bị thủy ngân bắn vào người và có cảm giác buồn nôn, nhức đầu, đau họng, sốt... thì cần đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
HH (SHTT)