Thờ Mẫu Tứ phủ là gì? Vì sao người Việt theo tín ngưỡng thờ Mẫu nhưng vẫn có quan niệm 'trọng nam khinh nữ'?

28/09/2019 13:30:50

Tín ngưỡng thờ Mẫu trở thành mạch nguồn không thể thiếu trong tổng thể nền văn hoá chung, thể hiện khát vọng về sự che chở, bao bọc và yêu thương vô bờ bến về tình mẫu tử của người Việt.

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là việc tôn thờ nữ thần, thờ mẫu thần, thờ mẫu tam phủ, tứ phủ xuất hiện khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa. Tuy tất cả đều là sự tôn sùng thần linh nữ tính, nhưng giữa thờ nữ thần, mẫu thần, mẫu tam, phủ tứ phủ không hoàn toàn đồng nhất.

Thờ Mẫu Tứ phủ là gì? Vì sao người Việt theo tín ngưỡng thờ Mẫu nhưng vẫn có quan niệm 'trọng nam khinh nữ'?

Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự tin tưởng, ngưỡng mộ và tôn vinh và thờ phụng những vị Nữ thần gắn liền với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ được người đời cho rằng có chức năng sáng tạo, sinh ra, bảo trợ và che chở cho cuộc sống của con người như: trời, đất, sông, nước, rừng núi …Ngoài ra, nhân dân ta còn thờ những Thái hậu, Hoàng hậu, Công chúa, những người mẹ khi còn sống tài giỏi, có công với dân, với nước, khi mất về phù hộ cho người an, vật thịnh ..

Thờ Mẫu của người Việt không chỉ là sự tôn thờ người mẹ có công lao vô cùng to lớn mang nặng đẻ đau, sinh ra, nuôi dưỡng và che chở cho con mà còn là khát vọng, niềm tin mãnh liệt vào quyền lực, năng lực thiêng liêng che chở cuộc sống bình yên, mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, thoát khỏi thiên tai, địch hoạ…

Tại Việt Nam, quan niệm trọng nam khinh nữ cũng bắt nguồn từ xa xưa, thời phân hóa xã hội mà nam giới có ưu thế vượt trội so với nữ giới về thể chất và tư duy, dẫn tới việc họ giành nhiều thành công hơn, có nhiều cá nhân xuất chúng vượt trội so với phái nữ.

Sự xuất hiện của tín ngưỡng thờ Mẫu thậm chí còn được giới tính hoá mang khuôn hình của người Mẹ, là nơi mà ở đó người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm những ước vọng chống lại và giải thoát của mình khỏi những thành kiến, ràng buộc của xã hội Nho giáo phong kiến.

Dung (SHTT)

 

Nổi bật