Tại sao sông ngòi đồng bằng uốn khúc nhiều?

12/06/2020 13:30:23

Tất cả các dòng sông đều uốn khúc nhưng sông ở đồng bằng lại quanh co hơn ở miền núi. Vì sao lại như vậy?

Dưới góc độ khoa học, các dòng sông chảy không thẳng mà uốn khúc là do 2 nguyên nhân chính: địa hình và lực Côriôlit. Nguyên nhân về địa hình thì chắc cũng dễ hiểu. Dòng sông có xu hướng chảy từ nơi có địa hình cao đến nơi có địa hình thấp, những nơi có địa hình gồ ghề thì dòng sông sẽ uốn lượn. Lực Côriôlit là hệ quả của sự tự quay quanh mình của Trái Đất.

Khi Trái Đất quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ 2 cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ Tây sang Đông. Do vậy các vật thể chuyển động trên Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với ban đầu. Lực Côriôlit tác động mạnh đến hướng chuyển động của các khối khí, các dòng biển, dòng sông, đường đạn bay, v...v... Do đó mới có hiện tượng dòng sông uốn lượn, bên lở bên bồi.

Tại sao sông ngòi đồng bằng uốn khúc nhiều?

Khi ta trải bản đồ ra ta thấy sông ngòi miền núi tương đối thẳng, sông ngòi đồng bằng lại uốn khúc nhiều, có khi dòng nước sông trong một cự ly ngắn lại có hướng đi ngược lại. Tại sao lại có hiện tượng như vậy?

Nước sông chảy có tác dụng chuyển động, sông ở đồng bằng độ dốc nhỏ, chảy chậm, càng làm tăng cao khả năng chuyển động của nước sông. Thế nào là năng lực chuyển động của dòng sông? Nước sông lưu chuyển trong sông không phải đi thẳng, luôn luôn xói quét một bên bờ sông, và khi chảy xuống lại xói quét bờ bên kia, hiện tượng nước sông cứ xói quét đan xen hai bờ bên trái, bên phải như vậy là sự chuyển động của dòng sông.

Do các chất hợp thành ở mặt đất khu vực bình nguyên là cát mịn và đất sét, kết cấu xốp rời, rất dễ bị nước sông xói quét mang đi. Khi nước sông chuyển động xói quét bờ trái sông uốn khúc lớn ra, khi chảy xuống hạ lưu xói quét bờ phải, sông cũng uốn khúc lớn ra như vậy.

Tại sao sông ngòi đồng bằng uốn khúc nhiều? - 1

Khi sông tiếp tục chuyển động xói quét, mỗi khúc sông hình thành một cung tròn dài không khớp miệng, cứ tiếp tục chuyển động xói quét nữa, hai cửa cung tròn khúc sông nối lại thông nhau thành con sông hình tròn, lúc đó nước sông đi theo đường thẳng chảy xuống, lại hình thành đường sông tương đối thẳng và xuôi.

Khúc sông không có nước chảy trải qua một thời gian, miệng hai đầu bị cát bùn làm tắc nghẽn, tạo thành ra ao hồ tích nước lòng chảo, những ao hồ như vậy phân bố một cách có quy luật ở hai bên bờ trái và bờ phải của dòng sông.

Hình dạng của ao hồ rất giống một vành trăng khuyết nên người ta thường gọi là “hồ trăng khuyết”.

TH (Nguoiduatin.vn)

Nổi bật