Theo các nhà khoa học, tất cả giọt nước mắt của chúng ta được kiểm soát bởi hệ thống thần kinh tự chủ, hệ thống này kiêm chức năng điều khiển cả nhịp tim và sự tiêu hóa. Khi hệ thần kinh phó giao cảm của hệ thống thần kinh thực vật bị tác động bởi cảm xúc, sẽ gây ra các cơn co thắt bên trong tuyến lệ giúp chúng ta thư giãn, giải tỏa nỗi buồn.
Lý giải về việc phụ nữ khóc nhiều hơn đàn ông, các chuyên gia cho rằng testosterone - nội tiết tố quan trọng có nhiều nhất ở nam giữ vai trò ức chế thói quen khóc. Ngược lại, lượng testosterone ở phụ nữ rất thấp nên họ dễ yếu đuối, sướt mướt.
"Chúng ta thấy rõ điều này trong hoạt động chuyển đổi giới tính. Các bệnh nhân thường báo cáo với chúng tôi về việc họ khóc nhiều hơn (nếu chuyển giới thành nữ) và khó khóc hơn (nếu chuyển giới thành nam)", giáo sư Bernard Chang nói.
Tiến sĩ Brizendine chia sẻ: "Nam giới luôn được dạy rằng mình là đấng nam nhi nên không được khóc. Từ đó, khi đứng trước một điều gì khiến họ buồn - họ tìm cách phân tán tư tưởng như nhăn mặt, nghiến răng hoặc nhẩm trong đầu câu gì đó để quên đi nỗi đau này. Nhưng khi gặp phải nỗi đau mất mát quá lớn, hay gặp phải những cú sốc lớn, đau buồn tột độc đàn ông cũng sẽ chảy nước mắt như nữ giới”
Ngoài ra những người có tiền sử chấn thương hay nỗi đau tinh thần sẽ dễ khóc hơn, nhất là khi nhắc đến quá khứ. Về mặt tâm lý, mọi người đều nói cảm thấy dễ chịu hơn sau khi khóc. Cũng có những người lại cảm thấy tồi tệ hơn. Nhưng dù thế nào thì cũng không nên kìm chế nước mắt bởi nó sẽ khiến tâm trạng bị ức chế, gây hại cho sức khỏe tinh thần.
TH (Nguoiduatin.vn)