Vào thời xưa, nhiều cô gái đều mong ước trở thành phi tử của Hoàng đế. Các cô gái sau khi trở thành phi tử của hoàng đế, đều có địa vị cao, thế nhưng nhiệm vụ lớn nhất của họ vẫn chỉ là sinh con đẻ cái cho hoàng thượng.
Nếu họ sinh được hoàng tử thì rất có thể sẽ giành được sự sủng ái của hoàng thượng, thậm chí nếu may mắn sau này hoàng tử trở thành tân hoàng đế thì địa vị của vị phi tần đó sẽ một bước lên cao. Và ngược lại, nếu không thể sinh ra hoàng tử hoặc không sinh được người con nào thì sẽ bị hoàng đế ghẻ lạnh, cả đời cô độc lẻ loi.
Thực tế, trong xã hội phong kiến xưa, quả thật có rất nhiều phi tần không thể sinh con, đây là một điều khá kỳ lạ lúc bấy giờ.
Lý do là bởi hoàng đế có quá nhiều thê thiếp. Mỗi tối sau khi dùng bữa, hoàng thế sẽ lật thẻ bài để chọn một phi tần đến 'thị tẩm'.
Vì điều này mà các phi tần phải hối lộ thái giám để thẻ bài của mình được đặt ở vị trí nổi bật, khả năng được chọn sẽ cao hơn. Đối với các phi tần không chịu hối lộ thì ngay cả thẻ bài cũng không có, làm sao có cơ hội được hầu hạ hoàng thượng.
Một nguyên nhân thứ hai là do chính hoàng đế không muốn phi tần mang thai. Vào thời cổ đại, có không ít các cuộc hôn nhân đến từ mục đích giao hảo, làm thân. Con gái của các dân tộc thiểu số tiến cung, trở thành phi tử của hoàng đế.
Xuất thân của họ đa phần đều không thể làm hoàng đế yên tâm, chính vì thế hoàng đế không muốn họ mang thai, nên đã ra lệnh cho thái y kê các loại thuốc tránh thai, khiến cho các phi tần này không con không cái, cô quạnh một đời.
Nguyên nhân khác là bởi một số phi tần không có khả năng sinh con. Tuy nhiên, trường hợp này ít xảy ra hơn hai trường hợp trên.
TH (Nguoiduatin.vn)