Trong một nghiên cứu mới, hai nhà nghiên cứu John Bradshaw và Charlotte Cameron-Beaumont cho biết, trước khi mèo bắt đầu sống cùng con người gần 10.000 năm trước, những con mèo tổ tiên này hiếm khi chạm trán với các thành viên khác trong loài của chúng, nên không cần sử dụng giọng của mình để giao tiếp. Thay vào đó, những con mèo hoang giao tiếp thông qua khứu giác của chúng, hoặc bằng cách cọ xát hoặc đi tiểu vào các đồ vật như cây cối. Bằng cách đó, mèo không cần phải đối mặt với những con mèo hung dữ khác để gửi thông điệp.
John Wright, một nhà tâm lý học nghiên cứu hành vi của động vật tại Đại học Mercer ở Georgia, cho biết đó vẫn chủ yếu là cách mèo giao tiếp với nhau. Nhưng con người không có khứu giác tốt như loài mèo, vì vậy mèo giao tiếp với con người theo cách có nhiều khả năng đạt được thứ chúng muốn đó là bằng cách kêu meo meo.
Nhiều con mèo thậm chí còn phát triển một loạt các tiếng kêu meo meo để thể hiện các nhu cầu và cảm xúc khác nhau hoặc gợi ra các phản ứng khác nhau. Tất cả mèo kêu meo meo như mèo con để thu hút sự chú ý của mẹ khi chúng bị thương, bị lạnh hoặc khi mẹ vô tình ngồi lên chúng. Trong khi mèo nhà thực hiện hành vi này khi trưởng thành, mèo hoang, mèo thuần hóa không có chủ sống ngoài trời, hầu hết phát triển nhanh hơn.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Behavioral Processes còn cho thấy mèo hoang có nhiều khả năng gầm gừ hoặc rít hơn so với mèo thuần hóa có chủ. Mèo nhà kêu meo meo thường xuyên hơn, cho thấy rằng chúng phát triển tiếng kêu meo meo như một ngôn ngữ dành riêng cho chủ nhân của mình. Nói cách khác, mèo kêu meo meo bởi nó đã biết rằng làm như vậy sẽ thu hút sự chú ý con người.
Dung (Nguoiduatin.vn)