Khi thanh quản phát triển lớn hơn, và dây thanh âm giãn ra để tạo ra âm vang hơn, thì giọng của bé trai sẽ bị tụt xuống gần một quãng tám. Tuy nhiên, nhiều yếu tố, bao gồm tốc độ tăng trưởng khác nhau và những điều chỉnh về mặt nhận thức, không tạo cơ hội cho giọng nói thay đổi kịp thời với những khả năng mới của nó, và thế là giọng bị vỡ ra.
Những thay đổi trong giai đoạn dậy thì diễn ra nhanh hơn so với bất kỳ quãng thời gian nào khác trong đời, có lẽ là trừ những năm đầu đời khi chúng ta còn là trẻ sơ sinh. Với việc có quá nhiều thứ trong cơ thể đang thay đổi, sẽ có lúc xảy ra sự phát triển không đồng đều giữa các dây thanh âm và sụn thanh quản, và trí óc chúng ta cũng không phản ứng kịp để thích ứng với những thay đổi mới mẻ này. Các bé trai không phải lúc nào cũng kiểm soát được thanh đới hay những cơ vừa được gia cố của chúng, và giọng nói sẽ "vỡ" ra thành âm vực trước đó - hoặc thậm chí là cao hơn.
Các dây thanh âm của các bé trai phát triển nhanh gấp gần 2 lần so với các bé gái trong giai đoạn dậy thì, và khi dậy thì kết thúc, dây thanh âm của chúng sẽ dài gấp 1,5 lần so với các bạn khác giới. Với đà tăng trưởng nhanh như vậy, trí óc không thể xử lý kịp cũng là điều dễ hiểu! Giai đoạn vỡ giọng này có thể diễn ra trong vài tháng, hoặc vài năm, là kết quả của việc cơ thể và trí óc không ăn khớp một cách hoàn hảo với nhau trong quá trình chuyển đổi từ trẻ thơ sang trưởng thành.
Dung (Nguoiduatin.vn)