Bản thân hoàng đế không chịu nhường quyền lực, đe doạ đến tương lai của Thái tử
Hoàng đế hưởng tất cả những thứ tốt đẹp nhất của thiên hạ, có được quyền lực tối cao thế nên ngai vàng sẽ khiến con người ta dễ nghiện. Khang Hy đại đế chính là một ví dụ điển hình.
Khang Hi là vị hoàng đế trị vì lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc, dù cuối cùng đã tuổi già sức yếu nhưng ông vẫn không nỡ buông bỏ hoàng quyền. Lúc ấy, tuổi tác của Thái tử ngày càng tăng lên, thấy cha mình vẫn còn khoẻ mạnh, tương lai làm hoàng đế của mình lại xa xôi không có hy vọng, trong lòng sao có thể không sốt ruột?
Giống như thái tử Chu Tiêu của Chu Nguyên Chương, làm Thái tử cả một đời, kết quả là còn chết trước cha. Cuối cùng con trai của ông, tức hoàng tôn Chu Doãn Văn của Chu Nguyên Chương trở thành hoàng đế. Việc này cũng là một lý do khiến cho các Thái tử mưu phản.
Ngai vàng của Hoàng đế quá hấp dẫn, vị trí của Thái tử không bền vững
Hoàng đến có rất nhiều con nối dõi, có nhiều người để lựa chọn. Tuy nói theo chế độ con trai trưởng thừa kế, nhưng nếu giai đoạn đó xuất hiện một Hoàng tử xuất sắc hơn cả Thái tử, vậy thì ngôi Thái tử không còn ổn định nữa.
Đại thần trong triều không phải ai ai cũng đều ủng hộ Thái tử điện hạ, kẻ thù chính trị như hổ rình mồi, nói không chừng có kẻ thèm đỏ mắt, thỉnh thoảng đầu độc, đặt chuyện, gây ra đủ các rắc rối nhỏ.
Con trai Lý Thừa Càn của Đường Thái Tông là một ví dụ rất điển hình. Mẹ của Lý Thừa Càn là Trưởng Tôn hoàng hậu, con trai được người phụ nữ ưu tú như thế dạy dỗ chắc chắn không kém cỏi. Nhưng sau khi Trưởng Tôn hoàng hậu qua đời, Lý Thừa Càn mất đi chỗ dựa, thậm chí bất cẩn trở thành người què, cách đối nhân xử thế cũng khiến cho Lý Thế Dân không vừa mắt.
Lúc này những người em trai của ông cũng rục rịch ra tay, khiến Lý Thừa Càn càng cảm thấy vị trí Thái tử không được đảm bảo. Vậy là ông ám sát em trai của mình trước nhưng không thành công, về sau bắt đầu mưu phản, muốn để mình trở thành hoàng đế trước thời hạn. Kết quả là chuyện bại lộ, bị đày thẳng ra biên cương.
Một Thái tử khác của nhà Tuỳ ban đầu không phải Dương Quảng mà là Dương Dũng, vốn cũng là một người rất ưu tú. Nhưng bởi vì nhiều lý do, ông bị kẻ khác vu cáo hãm hại, cuối cùng Tuỳ Văn Đế Dương Kiên đã phế bỏ ngôi vị Thái tử vì cảm thấy Dương Dũng không đủ tiết kiệm, cẩn trọng, sau đó lập Dương Quảng thay thế.
Nếu như Thái tử bị ép đến đường cùng, không thể nhịn được nữa, dấy binh tạo phản hiển nhiên là lựa chọn duy nhất.
Lòng dạ hoàng đế khó dò như kim đáy biển
Sắc phong một Thái tử cần suy xét vô cùng nhiều phương diện, với lựa chọn người thừa kế của mình, có đôi khi cũng sẽ bị tình cảm chi phối. Trong lịch sử có quá nhiều vị quân chủ phế trưởng lập thứ bởi vì thích một phi tần nào đó, yêu ai yêu cả đường đi lối về.
Ví dụ như Thuận Trị Đế yêu thích Đổng Ngạc phi, nên bất chấp sự phản đối của quần thần, lập con trai của Đổng Ngạc phi làm Thái tử. Việc này hoàn toàn không hề cân nhắc đến năng lực và tài cán của đứa con, chỉ vì yêu một người phụ nữ.
Thái tử Lưu Vinh của Hán Cảnh Đế Lưu Khải, bởi vì mẹ ruột là Lịch Cơ hẹp hòi thiển cận, vô cùng khiến hoàng đế chán ghét, bởi vậy chọc tức Hán Cảnh Đế, liên luỵ con trai mình bị phế bỏ.
Tất nhiên, Thái tử cũng có thể sẽ mưu phản vì quyền lực của mình. Trước cuộc tranh đấu quyền lực, tình thân trở nên vô cùng nhạt nhoà. Thường từ nhỏ thái tử đã bắt đầu tiếp nhận những phương pháp bồi dưỡng rèn luyện, cũng có được thực lực của bản thân và môn khách dưới trướng. Thế lực của Thái tử ít nhiều sẽ đe doạ ngược lại địa vị của bản thân Hoàng đế, nhiều vua chúa Trung Hoa thậm chí không thể không đưa ra một vài biện pháp để duy trì mối quan hệ tế nhị giữa hai cha con.
Bởi vậy, để tránh vết xe đổ trong lịch sử cũng như để đảm bảo mình không bị phế truất, bảo vệ ngai vàng vốn đã thuộc về mình, các Thái tử sẽ lựa chọn con đường mưu phản.
Dung (Nguoiduatin.vn)