Tại sao cá ngựa đực lại mang thai mà không phải là con cái?

11/10/2019 13:30:06

Cá ngựa từ lâu không chỉ nổi tiếng bởi thân hình đặc biệt, mà nó còn được chú ý vì con đực có khả năng thụ thai và sinh con.

Trong quá trình giao phối, cá ngựa cái "gửi trứng" của mình trong một chiếc túi đặc biệt của cá ngựa đực. Cá ngựa đực sẽ tự thụ tinh cho những quả trứng này và mang thai khoảng từ hai đến ba tuần. Thời điểm sinh con, đương nhiên cá ngựa đực cũng phải chịu những cơn đau đớn kéo dài vài tiếng đồng hồ trước khi cho vài trăm chú cá con ra đời. Sở dĩ cá ngựa đực làm được như vậy là vì chúng có một gene đặc biệt có tên patristacin. 

Có một giả thuyết khác về lý do tại sao cá ngựa đực thường mang thai. Đó là bởi cấu tạo tự nhiên của cá ngựa đực giúp sinh ra nhiều cá ngựa con và với tốc độ nhanh hơn. Một con cá ngựa đực có thể sinh cá ngựa con cùng ngày và tiếp tục mang thai tiếp lứa tiếp theo sau khi cá ngựa cái đã tích lũy đủ số trứng. Nhờ sự phân công nhiệm vụ này nên con cái có đủ thời gian để phục hồi năng lượng và tạo ra nhiều trứng hơn thay vì phải kiêm cùng lúc nhiệm vụ tạo trứng và nuôi cá ngựa con.

Tại sao cá ngựa đực lại mang thai mà không phải là con cái?

 Trung bình mỗi lần mang thai như vậy cá ngựa đực cho ra đời khoảng 200 chú cá ngựa con. Một số loài cá ngựa có thể sinh ra hơn 1 nghìn cá ngựa con cùng lúc. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót của cá con rất thấp, chỉ chừng 5 trong số 1.000 con có thể trưởng thành. Lý do là bởi, ngay khi vừa sinh ra, cá ngựa con sẽ bắt đầu một cuộc sống mới và phải tự lập. Cá ngựa con nhỏ tới nỗi chúng chẳng thể ăn các sinh vật phù du như bố mẹ chúng. Do đó khả năng sống của cá ngựa con cũng vì thế mà thấp hơn rất nhiều. Ngoài ra, chúng có thể vô tình lại trở thành mồi ngon cho các loài cá khác. Có ngựa đực đôi khi cũng ăn luôn cả con của mình.

TH (SHTT)